Kết luận và Gợi ý chính sách thực hiện tự do hóa lãi suất tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Lãi suất trong tiến trình tự do hóa tài chính - tình huống Việt Nam (Trang 86 - 88)

Nam

4.4.1 Kết luận

Thứ nhất, Cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm tự do hóa tài chính (tự do hóa lãi suất là trung tâm) của các nước trên thế giới đã chỉ ra xu thế tự do hóa tài chính là tất yếu, khách quan để thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, Tự do hóa lãi suất chỉ

thực sự phát huy hiệu quả khi đã tạo được những điều kiện tiền đề nhất định. Bằng

không, rủi ro do quá trình này mang lại là rất lớn mà thực tiễn các nước đi trước đã chỉ ra điều đó. Mặt khác, ta đã thấy rằng tự do hóa lãi suất chịu tác động và chi phối

bởi rất nhiều nhân tố. Vì vậy, tự do hóa lãi suất phải :

41 CAMELS : Là những chữ cái viết tắt để chỉ các chỉ tiêu cấu thành hệ thống xếp hạng đối với Ngân hàng gồm : Capital (Vốn), Assets (tài sản), Management ( Quản lý), Earnings ( Lợi nhuận), Liquidity ( Thanh khoản) và Sensitivity ( Độ nhạy với các rủi ro của thị trường).

42 Thỏa ước BASEL : Một số nguyên tắc quan trọng được thiết lập để cải tiến sự giám sát ngân hàng hiệu quả. Những nguyên tắc chính yếu đưa ra các tiêu chuẩn tối thiểu đối với việc đăng ký, chuyển giao quyền sở hữu và phá sản. Đồng thời cũng đề ra các nguyên tắc và qui định thận trọng, các phương pháp giám sát, những luật lệ về cung cấp và tiết lộ thông tin cho hoạt động trong nước cũng như những hoạt động xuyên quốc gia.

(1) Có lộ trình hợp lí và thận trọng.

(2) Có sự giám sát bằng các công cụ gián tiếp trong quá trình tự do hóa.

(3) Xây dựng thể chế tài chính, thị trường tài chính mạnh phù hợp với cơ chế

kinh tế thị trường của Việt Nam để các yếu tố thị trường tự vận hành, điều chỉnh

một cách trơn tru.

Thứ hai, Năm 2008 – 2009 với nhiều bất ổn về môi trường kinh tế vĩ mô do ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài và các vấn đề nội tại trong nước tác động.

NHNN đã thực hiện các biện pháp kiểm soát tài chính tương đối chặt chẽ, không

chỉ dùng các công cụ gián tiếp mà can thiệp trực tiếp bằng các công cụ trực tiếp. Lãi suất cơ bản của NHNN chưa theo sát, phản ánh đúng lãi suất thị trường, chưa thực sự là lãi suất tham khảo, mục tiêu, định hướng cho các NHTM. Do vậy

các NHTM tìm cách lách luật, phá rào, gây tình trạng cạnh tranh không bình đẳng

giữa các NHTM.

Giai đoạn này chính sách tiền tệ còn mang tính chất tình thế, chắp vá, manh mún mà chưa có tầm nhìn, dự báo do vậy các chính sách đưa ra còn bị động. Mặc dù đã giải quyết được những vấn đề cấp bách : kiềm chế được lạm phát, ổn định môi trường vĩ mô nhưng mặt trái của nó là làm biến dạng, méo mó thị trường tiền

tệ.

Thứ ba, đối với Việt Nam, xu thế tự do hóa lãi suất là cần thiết, khách quan

để phát triển thị trường tài chính – tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên

trong giai đoạn các điều kiện kinh tế vĩ mô chưa ổn định, các yếu tố từ môi trường

bên ngoài còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc tự do hóa lãi suất sẽ tạo ra tình trạng mong

manh cho hệ thống tài chính và có thể gây ra sự độ vỡ hệ thống tài chính. Do vậy,

chính sách kiểm soát lãi suất trong giai đoạn bất ổn kinh tế là phù hợp để đảm bảo

sự ổn định, an toàn cho nền kinh tế. Khi các điều kiện cần thiết cho tự do hóa lãi suất đã được thiết lập, chúng ta thực hiện tự do hóa lãi suất để phát huy những mặt

Một phần của tài liệu Lãi suất trong tiến trình tự do hóa tài chính - tình huống Việt Nam (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)