Các quan điểm của Caprio (1999), Jean – Pierre Landau(2001) và thực tiễn
phát triển của các nước thành công trong việc tự do hóa lãi suất cho thấy một cơ
chế giám sát hiệu quả sẽ đảm bảo cho quá trình tự do hóa đạt được thành công và hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra. Vì rủi ro đối với lĩnh vực tài chính là rủi ro mang tính hệ thống, lan truyền và nguy hiểm nhất.
Ngày 17/09/2009, tại hội nghị tọa đàm về “ Cơ chế giám sát khu vực tài chính
trong tương lai”, Ông Peter Hayward – chuyên gia tư vấn giám sát của ADB cho
rằng: Vấn đề cơ chế giám sát khu vực tài chính trong tương lai là rất quan trọng và cần thiết để đảm bảo khuôn khổ thể chế vẫn phù hợp để thỏa mãn những thách thức đặt ra với sự phát triển của khu vực tài chính. Đồng thời, đảm bảo cơ chế thanh tra, giám sát không ngăn cản sự thay đổi trong khu vực tài chính mà các quốc gia mong
muốn. Ông cho rằng hoạt động thanh tra phải có các mục tiêu : Rõ ràng và công khai; Không quá nhiều luật lệ; Nhất quán.
Đối với hệ thống tài chính Việt Nam nói chung và Hệ thống Ngân hàng nói riêng, khi mức độ tự do hóa càng cao thì mức độ rủi ro càng tăng lên. Sự phát triển
của hệ thống tài chính và sự mở cửa của nền kinh tế đòi hỏi mức độ giám sát càng
cao hơn. Trong đó, các hình thức quản lí giám sát trực tiếp dần chuyển sang quản lí
gián tiếp, định hướng để thị trường tự điều tiết và phát triển. Với cơ chế giám sát
hiệu quả sẽ đề ra những biện pháp xử lí kịp thời, chính xác, đúng thời điểm và vì thế sẽ giảm được các rủi ro, tổn thất do quá trình tự do hóa mang lại.
Để phát triển một cơ chế giám sát hiệu quả phải có cơ sở hạ tầng cần thiết để đảm bảo sự vận hành của nó : (1) Luật pháp rõ ràng và nhất quán; (2) Thị trường tài
chính đủ mạnh; (3) Sự độc lập của các cơ quan giám sát; (4) Cán bộ thực hiện giám
Hiện nay các ngân hàng trên thế giới giám sát hoạt động của ngân hàng theo chuẩn CAMELS41 và Thỏa ước Basel42. CAMELS và thỏa ước Basel có những mặt
mạnh riêng và bổ sung hiệu quả cho nhau, sử dụng hai thước đo này trong hoạt động giám sát Ngân hàng sẽ giúp chúng ta tiến gần hơn theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Việc xây dựng một hệ thống xếp hạng rủi ro theo tiêu chuẩn CAMELS không
chỉ hữu ích với thanh tra NHNN mà còn là công cụ phòng ngừa rủi ro tích cực đối
với các NHTM. Qua việc xem xét hệ thống xếp hạng theo tiêu chuẩn CAMELS,
các chuyên gia có thể đánh giá một cách toàn diện tình hình tài chính của NHTM để từ đó tìm ra biện pháp đối phó với những rủi ro tiềm ẩn.
Đối với Việt Nam, cần cụ thể hóa các chỉ tiêu của mô hình CAMELS phù hợp
với điều kiện của chúng ta để thực hiện giám sát, thanh tra trong hoạt động Ngân
hàng sẽ hạn chế được các rủi ro đối với hệ thống ngân hàng.