Cơ chế kiểm soát lãi suất

Một phần của tài liệu Lãi suất trong tiến trình tự do hóa tài chính - tình huống Việt Nam (Trang 39 - 41)

Những thay đổi trong Chính sách tiền tệ (CSTT) của NHTW được chuyển tải

tới các mục tiêu cuối cùng của nền kinh tế được thực hiện thông qua những tác động về mặt lượng và tác động về giá (lãi suất). Tác động về lượng và giá có tương

quan với nhau, thay đổi khối lượng tiền dẫn tới những thay đổi về lãi suất và ngược

lại.

Cơ chế tác động về lượng được thực hiện thông qua những ảnh hưởng trực

tiếp của khối lượng tiền cung ứng tới tổng đầu tư và tiêu dùng của xã hội và được

thể hiện rõ nét trong cơ chế kiểm soát tiền tệ trực tiếp.

Cơ chế tác động qua lãi suất là cơ chế chuyển tải ảnh hưởng của CSTT tới nền

trên thị trường tài chính. Đây là cơ chế kiểm soát sự biến động lãi suất của nền kinh

tế một cách gián tiếp mà theo đó chính sách tiền tệ có thể tác động tới các bộ phận

cấu thánh tổng cầu thông qua những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của lãi suất

tới hành vi chi tiêu của các chủ thể kinh tế.

Hình 2.6: Sơ đồ cơ chế tác động của CSTT

Chú thích : - Cơ chế tác động về lượng :

- Cơ chế tác động về lãi suất :

Nguồn : Tô Kim Ngọc(2003)

Sơ đồ này cho ta thấy cơ chế tác động bằng lãi suất gồm ba khâu : (1) Đầu

tiên là sự tác động trực tiếp của NHNN tới mức lãi suất ngắn hạn được lựa chọn

Dư nợ tín dụng Tổng cầu AD Công cụ CSTT Dự trữ NH LS liên NH Tiền cơ sở Tiền cung ứng Chính sách tín dụng của Chính Phủ LS thị trường Tài sản thế chấp Giá tài sản LS thực Tỷ giá

làm mục tiêu ( Trong mô hình là dữ trữ NH ); (2) Tiếp theo là sự chuyển tải những ảnh hưởng của các mức lãi suất ngắn hạn tới mặt bằng lãi suất thị trường; (3) Tác động của lãi suất thị trường tới hành vi tiêu dùng và đầu tư của các chủ thể kinh tế

thông qua đó ảnh hưởng tới tổng cầu.

Yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của cơ chế tác động thông qua lãi suất của NHNN là phải xác định lãi suất ngắn hạn nào làm lãi suất mục tiêu. Kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy có ba mô hình xác định lãi suất mục

tiêu : (1) Mô hình khung lãi suất chỉ đạo sử dụng các phương tiện thường xuyên; (2) Mô hình kết hợp giữa phương tiện thường xuyên và nghiệp vụ thị trường mở;

(3) Mô hình kiểm soát lãi suất thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

Theo mô hình này, hiện tại và trong thời gian tới, cơ chế điều hành lãi suất của

Việt Nam lấy lãi suất cơ bản là lãi suất mục tiêu để thực hiện CSTT tác động vào lãi suất thị trường để từ đó gây ảnh hưởng tới tổng cầu.

Một phần của tài liệu Lãi suất trong tiến trình tự do hóa tài chính - tình huống Việt Nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)