- Tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh Năm 71,2 63,
2. Tỷ lệ vị trí lãnh đạo và quản lý (%) 24,3 75,7 3 Tỷ lệ vị trí kỹ thuật và chuyên gia (%) 42,4 57,
5.6. HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH
Hiệu quả quá trình là mức năng suất được tính trên một phần chi phí chung còn lại sau khi trừđi các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,... tương đương như chi phí trung gian và phần chi phí còn lại này tạm gọi là chi phí chế biến.
Mức hiệu quả quá trình (PE) được xác định như sau:
Z . d Z Y IC Z Y PE − = − = ; (5.6)
Trong đó: Y là giá trị tăng thêm; hoặc tổng sản phẩm trong nước Z là tổng chi phí sản xuất kinh doanh;
IC là chi phí trung gian.
d là tỷ lệ chi phí trung gian trong tổng chi phí
Ví dụ: Năm 1998, ngành công nghiệp "A" có giá trị sản xuất (GO) là 73693 triệu đồng, giá trị tăng thêm (Y) là 25454 triệu đồng, tổng chi phí sản xuất (Z) là 55406 triệu đồng, tỷ lệ giá trị trung gian trong tổng chi phí (d) là 0,7273
Theo công thức 5.6, ta tính được hiệu quả quá trình: 1684 15140 25454 55406 . 7273 , 0 55406 25454 PE = = − = (đồng/1000 đồng)
Chỉ tiêu hiệu quả quá trình nói lên một đơn vị chi phí chế biến tạo ra được bao nhiêu đơn vị giá trị tăng thêm hoặc đơn vị tổng sản phẩm trong nước. PE càng lớn nghĩa là hiệu quả càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu hiệu quả quá trình bảo đảm sự thống nhất về phạm vi so sánh giữa tử số và mẫu số (không phụ thuộc vào phần chi phí trung gian chiếm trong giá trị sản xuất cũng như trong tổng chi phí sản xuất lớn hay nhỏ). Sự biến động của chỉ tiêu hiệu quả quá trình phản ánh biến động tổng hợp của hiệu quả sử dụng các yếu tố chi phí về tài sản cốđịnh và chi phí về lao động làm việc.
Có thể nói, đây là một trong những chỉ tiêu hiệu quả phản ánh một cách tập trung và khái quát về chất lượng sản xuất kinh doanh, về kết quả hoạt động tài chính của một doanh nghiệp, một ngành hay toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Song theo cơ cấu giá trị, chi phí để tính hiệu quả quá trình là một bộ phận của giá trị tăng thêm, tức là giữa phần chi phí đó và giá trị tăng thêm có một sựđồng nhất nhất định, nên sự thay đổi của quan hệ này (tăng, giảm hiệu quả quá trình) phù hợp với sự thay đổi cơ cấu của chỉ tiêu giá trị tăng thêm hoặc tổng sản phẩm trong nước và phụ thuộc nhiều vào nội dung, phương pháp và trình độ hạch toán của các chỉ tiêu đầu ra này.
Mặt khác, do tính theo chi phí nên chỉ tiêu hiệu quả quá trình chỉ mới thể hiện được hiệu quả sử dụng một bộ phận của nguồn lực đã trực tiếp sử dụng và được kết chuyển vào sản phẩm sản xuất ra, chứ chưa phản ánh đầy đủ hiệu quả của cả việc huy động lẫn sử dụng các yếu tố nguồn lực đã có vào quá trình sản xuất.
Chỉ tiêu hiệu quả quá trình có thể áp dụng được cho cả 3 cấp: doanh nghiệp, ngành và toàn nền kinh tế quốc dân. Song phù hợp và có điều kiện nhất vẫn là áp dụng cho cấp doanh nghiệp.