b. Phân tổ theo nhiều tiêu thức
3.4.1. Liên hệ tương quan và phương pháp phân tích tương quan
3.4.1. Liên hệ tương quan và phương pháp phân tích tương quan quan
Mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau giữa các chỉ tiêu hoặc tiêu thức của hiện tượng (từ đây chỉ dùng từ "chỉ tiêu" đặc trưng cho cả hai), trong đó sự biến động của một chỉ tiêu này (chỉ tiêu kết quả) là do tác động của nhiều chỉ tiêu khác (các chỉ tiêu nguyên nhân) gọi là liên hệ tương quan - một hình thức liên hệ không chặt chẽ.
Ví dụ: Năng suất lúa tăng lên là do tác động của nhiều nhân tố: Phân bón, giống lúa, làm đất, chăm bón,... thì liên hệ giữa năng suất lúa và các nhân tố nêu trên là quan hệ tương quan; trong đó năng suất lúa là chỉ tiêu kết quả, còn phân bón, giống lúa, chi phí chăm bón, làm đất là các chỉ tiêu nguyên nhân.
Chú ý rằng trong quan hệ tương quan, tác động của các chỉ tiêu nguyên nhân đối với chỉ tiêu kết quả có các mức độ khác nhau: Có chỉ tiêu nguyên nhân gây ảnh hưởng nhiều (tương quan mạnh), có chỉ tiêu nguyên nhân gây ảnh hưởng không đáng kể (tương quan yếu). Điều này phụ thuộc vào tính chất quan hệ của các chỉ tiêu và điều kiện cụ thể của từng trường hợp.
Mục đích cuối cùng của phân tích thống kê là nghiên cứu mối quan hệ giữa các chỉ tiêu khác nhau và xác định mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu cũng như mức độ ảnh hưởng của nhiều chỉ tiêu nguyên nhân đến chỉ tiêu kết quả cụ thể như thế nào?
Một phương pháp toán học áp dụng vào việc phân tích thống kê nhằm biểu hiện và nghiên cứu mối liên hệ tương quan giữa các chỉ tiêu của hiện tượng kinh tế - xã hội là phương pháp phân tích tương quan.
Khi phân tích tương quan không thể xác định quan hệ và mức độ
ảnh hưởng lẫn nhau của tất cả các chỉ tiêu của hiện tượng mà chỉ thể hiện trên hai hay một số chỉ tiêu nào đó được xem là chủ yếu (có tương quan mạnh hơn) với giả thiết các chỉ tiêu khác còn lại coi như không thay đổi.
Quá trình phân tích tương quan gồm các công việc cụ thể sau: - Phân tích định tính về bản chất của mối quan hệ, đồng thời dùng phương pháp phân tổ hoặc đồ thịđể xác định mức độ thực tế của mối quan hệ tương quan, tính chất và xu thế của mối quan hệđó.
- Biểu hiện cụ thể mối liên hệ tương quan bằng một phương trình hồi quy tuyến tính (đường thẳng) hoặc phương trình hồi quy phi tuyến tính (đường cong) và tính các tham số của các phương trình hồi quy nói trên.
- Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan bằng các hệ số tương quan hoặc tỉ số tương quan.
Phương pháp tương quan cho phép đánh giá mức độ quan hệ bằng số liệu cụ thể giữa các chỉ tiêu của hiện tượng nghiên cứu. Đây là ưu điểm nổi bật của phương pháp phân tích tương quan, nên phương pháp có thể áp dụng rất rộng rãi và có hiệu quả trong phân tích thống kê kinh tế.
Phương pháp tương quan cho phép đánh giá mức độ quan hệ bằng số liệu cụ thể giữa các chỉ tiêu của hiện tượng nghiên cứu. Đây là ưu điểm nổi bật của phương pháp phân tích tương quan, nên phương pháp có thể áp dụng rất rộng rãi và có hiệu quả trong phân tích thống kê kinh tế. nghĩa là mối liên hệ của các chỉ tiêu được nghiên cứu trên góc độ các không gian khác nhau và được sắp xếp theo một thứ tự nào đó. Ví dụ, nghiên cứu mối liên hệ giữa tuổi nghề của công nhân với năng suất lao động của họ.
Với liên hệ tương quan không gian, có 3 trường hợp nghiên cứu: Liên hệ tương quan tuyến tính giữa hai chỉ tiêu, liên hệ tương quan phi tuyến tính giữa hai chỉ tiêu và liên hệ tương quan tuyến tính giữa nhiều chỉ tiêu.