Chỉ số cá thể và chỉ số tổng hợp 1 Chỉ số cá thể

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP LUẬN THỐNG KÊ (Trang 65)

b. Phân tổ theo nhiều tiêu thức

3.5.2. Chỉ số cá thể và chỉ số tổng hợp 1 Chỉ số cá thể

3.5.2.1. Ch s cá th Chỉ số cá thể là chỉ tiêu tương đối biểu hiện sự biến động của từng phần tử, từng đơn vị cá biệt trong một tổng thể phức tạp. Ví dụ: A. Chỉ số giá bán của từng loại mặt hàng: 0 1 p p p i = ; (3.5.1)

Trong đó: p1, p0 - Giá bán kỳ báo cáo và kỳ gốc.

B. Chỉ số khối lượng hàng hoá tiêu thụ của từng mặt hàng:

0 1 q q q i = ; (3.5.2)

Trong đó: q1, q0 - Lượng hàng hoá tiêu thụ kỳ báo cáo và kỳ gốc. Chỉ số cá thể cũng được nghiên cứu theo thời gian, không gian và theo kế hoạch.

Thực chất của chỉ số cá thể là các số tương đối động thái (nghiên cứu biến động theo thời gian), số tương đối không gian (nghiên cứu biến động theo không gian) và số tương đối kế hoạch (nghiên cứu biến động của thực tế so với kế hoạch). Do vậy tính toán rất đơn giản và áp dụng thuận tiện.

Hạn chế của chỉ số cá thể là chỉ nghiên cứu biến động riêng của từng phần tử, từng đơn vị cá biệt trong tổng thể, không cho phép ta nghiên cứu biến động chung của nhiều phần tử, hoặc nhiều đơn vị trong một tổng thể gồm các phần tử, hoặc các đơn vị không thể trực tiếp cộng được với nhau để so sánh. Ví dụ, một cửa hàng tiêu thụ 3 loại mặt hàng: Vải (tính bằng mét); dầu gội đầu (tính bằng lọ) và xà phòng (tính bằng kg). Chỉ số cá thể chỉ cho phép tính toán tốc độ phát triển riêng của từng mặt hàng đó, chứ không cho phép cộng trực tiếp 3 mặt hàng đó lại với nhau để so sánh nhằm xác định tốc độ phát triển chung của cả 3 loại mặt hàng này vì chúng có giá trị sử dụng cũng như có đơn vị tính khác nhau.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP LUẬN THỐNG KÊ (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)