Khái niệm và đặc điểm của dãy số biến động theo thời gian

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP LUẬN THỐNG KÊ (Trang 46)

b. Phân tổ theo nhiều tiêu thức

3.3.1.Khái niệm và đặc điểm của dãy số biến động theo thời gian

THỜI GIAN

3.3.1. Khái niệm và đặc điểm của dãy số biến động theo thời gian gian

Dãy s biến động theo thi gian (còn gi là dãy sđộng thái) là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời

gian, dùng để phản ánh quá trình phát triển của hiện tượng. Ví dụ sản

lượng điện Việt Nam

(tỷ kw /h) từ 1995 đến 2002 như sau: 14,7; 17,0; 19,3; 21,7; 23,6; 26,6; 30,7; 35,6.

Trong dãy số biến động theo thời gian có hai yếu tố: thời gian và chỉ tiêu phản ánh hiện tượng nghiên cứu. Thời gian trong dãy số có thể là ngày, tháng, năm,... tuỳ mục đích nghiên cứu; chỉ tiêu phản ánh hiện tượng nghiên cứu có thể biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối hay số bình quân.

Căn cứ vào tính chất của thời gian trong dãy số có thể phân biệt hai loại:

+ Dãy số biến động theo thời kỳ (gọi tắt là dãy số thời kỳ): Dãy số trong đó các mức độ của chỉ tiêu biểu hiện mặt lượng của hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ: Dãy số về sản lượng điện sản xuất ra hàng năm; GDP tính theo giá so sánh thời kỳ 1990 - 2002,...

+ Dãy số biến động theo thời điểm (gọi tắt là dãy số thời điểm): Dãy số trong đó các mức độ của chỉ tiêu biểu hiện mặt lượng của hiện tượng ở những thời điểm nhất định. Ví dụ: Dãy số về số học sinh phổ thông nhập học có đến ngày khai giảng hàng năm,...

Căn cứ vào đặc điểm của dãy số biến động theo thời gian ta có thể vạch rõ xu hướng, tính quy luật phát triển của hiện tượng theo thời gian và từđó có thể dựđoán khả năng hiện tượng có thể xảy ra trong tương lai.

Các trị số của chỉ tiêu trong dãy số thời gian phải thống nhất về nội dung; phương pháp và đơn vị tính; thống nhất về khoảng cách thời gian và phạm vi không gian nghiên cứu của hiện tượng để bảo đảm tính so sánh được với nhau.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP LUẬN THỐNG KÊ (Trang 46)