Đồng bằng Nam Bộ

Một phần của tài liệu Kỹ Thuật Khai thác nứớc ngầm (Trang 25 - 26)

Có 5 tầng chứa n−ớc lỗ hổng kể từ trên xuống là các tầng Holocen (qh), Pleistocen trung - th−ợng (qp2-3); Pleistocen hạ (qp1); Pliocen (m4); Miocen (m3). Trữ l−ợng khai thác tiềm năng đạt khoảng 27,5 triệu m3/ng (theo Trần Văn Lã, 1996)

Tầng qh: Có diện tích phân bố khoảng 43.000km2. bề dày 20 ữ 70m. Đất đá chứa n−ớc là cát hạt nhỏ, cát bột. Nhìn chung, tầng này nghèo n−ớc, chất l−ợng n−ớc xấu th−ờng bị nhiễm mặn, nhiễm phèn.

Tầng qp2-3: Phân bố trên hầu hết đồng bằng diện tích khoảng 50.000km2. Tầng này nằm sâu 40 ữ 80m, bề dày 25 ữ135m, trung bình 50 ữ 70m đất đá chứa n−ớc là cát sỏi. Đây là tầng chứa n−ớc phong phú, ở miền Đông Nam bộ chất l−ợng n−ớc tốt, ở vùng Tây Nam bộ nhiều vùng bị nhiễm mặn.

Tầng qp1: Đ−ợc phân cách bởi tầng qp2-3 bởi một lớp sét dày 20 ữ 25m, đôi chỗ tới 50m. Diện phân bố khoảng 49.000km2. Chiều sâu thế nằm 150 ữ 200m. Bề dày tầng 50 ữ 60m, đôi khi tới 130m. Đất đá chứa n−ớc là cát, đôi khi lẫn sạn sỏi. Đây là một tầng chứa n−ớc phong phú. Chất l−ợng n−ớc biến đổi nhiều theo diện. ở miền Đông Nam Bộ chúng có quan hệ với n−ớc mặt và có chất l−ợng tốt. ở miền Tây Nam Bộ có nhiều vùng bị nhiễm mặn.

Tầng m4: Có diện tích phân bố khoảng 49.000km2, chiều sâu thế nằm 150 ữ 350m, bề dày 50 ữ 140m, th−ờng gặp 90 ữ 100m. Đất đá chứa n−ớc là cát nhiều cỡ hạt lẫn sạn sỏi. Đây là một tầng chứa n−ớc rất phong phú, chất l−ợng n−ớc trong tầng biến đổi theo diện. Vùng trung trung tâm và ven biển bị nhiễm mặn.

Tầng m3: Ngăn cách với tầng m4 bởi một lớp sét dày 20 ữ 50m. Diện phân bố khoảng 37.000km2, chiều sâu mái 200 ữ 450m, th−ờng gặp 350 ữ 400m, bề dày 40 ữ 100m. Đất đá chứa n−ớc phong phú, n−ớc có chất l−ợng tốt. Vùng trung tâm và ven biển bị nhiễm mặn.

26

Một phần của tài liệu Kỹ Thuật Khai thác nứớc ngầm (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)