6.1. Ý nghĩa của việc nâng cao đời sống nông thôn
-Nâng cao đời sống của các tầng lớp nông dân ở nông thôn vừa là mục tiêu vừa là động lực. Mục tiêu đó là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân. Điều này có nghĩa là nâng cao chất lượng lao động tạo ra của cải vật chất, tinh thần. Mục tiêu cao nhất của phát triển nông thôn là làm cho đời sống của nông thôn ngày càng được cải thiện, góp
phần ổn định và phát triển tình hình kinh tế- xã hội không những ở nông thôn mà còn ở cả nước.
-Nâng cao đời sống của nông thôn sẽ hạn chế được tình trạng di dân từ nông thôn ra thành phố, góp phần giảm sức ép về nhiều mặt đối với thành phố như vấn đề nhà ở, giao thông, an ninh trật tự (nếu di dân quá nhiều vào thành phố thì hậu quả như thế nào? Tệ nạn, an ninh trật tự, công ăn việc làm ra làm sao?). Nếu cuộc sống ở vùng nông thôn được nâng lên, nó sẽ hấp dẫn người dân, khi đó họ sẽ yên tâm ở quê làm ăn.
6.2. Nội dung và phương pháp đánh giá đời sống nông thôn
6.2.1. Chỉ tiêu mức thu nhập
Thu nhập do người lao động làm ra từ các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản, thủ công nghiệp, dịch vụ được tính bằng giá trị tiền tệ qua đó người ta tính được thu nhập bình quân cho mỗi hộ, mỗi cá nhân trong hộ trong một đơn vị thời gian như hàng tháng, hàng năm, sau đó đánh giá mức thu nhập của cá nhân đó, hộ đó và vùng đó.
Ngoài ra còn căn cứ vào các chỉ tiêu như : Bình quân lương thực/ đầu người. Chỉ tiêu này thường được dùng đểđánh giá ở những vùng có nền kinh tế tự cấp tự túc.
6.2.2. Mức chi tiêu
Mức chi tiêu bao gồm toàn bộ các chi tiêu về vật chất và tinh thần như: ăn, mặc, đi lại, đồ dùng trong gia đình, chi phí cho học tập, cho văn hoá, y tế, cho văn nghệ thể thao.
6.2.3. Chi phí tích luỹ
Chi tiêu này không nói lên một cách trực tiếp về tiêu dùng cho đời sống nhưng nói lên khả năng tích luỹ cho tái sản xuất, trong đó bao gồm tái sản xuất sức lao động. Ngoài ra trong quá trình đánh giá đời sống nông thôn người ta còn căn cứ vào một số chỉ tiêu cụ thể khác như mức sử dụng lương thực thực phẩm chủ yếu cho một nhân khẩu và tỉ lệ hộ có nhà gạch, nhà mái bằng, tỷ lệ hộ có xe máy, tỷ lệ các vật dụng có giá trị như ti vi, tủ lạnh hoặc tỷ lệ hộ được dùng nước sạch hoặc tuổi thọ bình quân của dân, tỷ lệ hộ biết đọc, biết viết, tỷ lệ người tết nghiệp phổ thông, tết nghiệp đại học, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ người mắc bệnh tệ nạn xã hội.
6.3. Xu thế biến đổi đời sống ở nông thôn
Đời sống ở nông thôn được cải thiện từng bước như mức thu nhập và mức chi tiêu hàng năm tăng lên, nhu cầu về lương thực thực phẩm dần dần được cải thiện, tỷ lệ có nhà kiên cố ngày càng tặng, mọi người đều có quyền được đi học, được chăm lo về y tế, bảo vệ sức khoẻ. Xu thế biến đổi không đồng đều về đời sống nông dân giữa các vùng, các tầng lớp nhân dân, mức chênh lệch về đời sống gia tăng (xu hướng biến đổi này do nhiều yếu tố đặc biệt là điều kiện tự nhiên. Ví dụ như đồng bằng sông Cửu Long hoặc đồng bằng sông Hồng có điều kiện sống tốt hơn vùng miền núi và vùng Thanh Hoá, Quảng Bình... Những nơi khác nhau sẽ có điều kiện sinh sống khác nhau, mức sống khác nhau mặc dù khả năng của con người thì như nhau. Qua đó họ có ý chí quyết tâm lao động nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống... )
Trong các vùng khác nhau cũng có những điều kiện phát triển kinh tế khác nhau để nâng cao đời sống của con người.
-Sự biến đổi của đời sống nông thôn gắn liền với việc chuyển dịch cơ cấu nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu nông thôn sẽ góp phần quan trọng trong việc tăng thu nhập để cải thiện đời sống (tuỳ từng nơi, từng vùng của nông thôn mà thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp, với từng điều kiện). Cơ cấu các ngành kinh tế nông thôn như trồng trọt, chăn nuôi, ngành chế biến, ngành dịch vụ... tạo nên cơ cấu kinh tế nông thôn.
Tuỳ từng nơi mà cơ cấu kinh tế phát triển khác nhau. Cơ cấu kinh tế có thể thay đổi theo trình độ phát triển hay nhu cầu của xã hội, phù hợp với điều kiện thay đổi cơ cấu kinh tế, làm cơ sở tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập, chất lượng cuộc sống tăng lên.
-Xu thế biến đổi đời sống theo hướng tăng số hộ giàu, giảm số hộ nghèo, xoá bỏ hộđói (tuỳ theo từng vùng mà quy định mức giàu nghèo khác nhau). Tuy nhiên muốn xoá được hộđói, giảm hộ nghèo, tăng số hộ giàu thì phải cần tăng cường vai trò của quy hoạch.
6.4. Xu hướng nâng cao đời sống nhân dân
Cần đánh giá đúng tình hình kinh tế xã hội, đời sống và ngân sách của từng vùng dân cư khác nhau. Trên cơ sởđó có kế hoạch phát triển thích hợp để nâng cao đời sống nhân dân trong vùng.
Cần mở rộng các công trình, khu vực dịch vụ công cộng nhằm bảo vệ và cải thiện đời sống của các tầng lớp dân cư nông thôn (ví như muốn phát triển nông thôn phải phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ, phát triển y tế, văn hoá...).
-Hạn chế việc tăng dân số, giải quyết việc làm ở nông thôn bằng cách phát triển các nghề phụ, xây dựng khu chế biến tăng sản phẩm xuất khẩu. Giải quyết vấn đề việc làm ngoài việc tăng thu nhập còn có ý nghĩa ổn định xã hội và đảm bảo an ninh trật tự.
-Thực hiện có hiệu qua các chương trình dự án nhằm nâng cao đời sống xoá đói giảm nghèo. Hiện nay có nhiều dự án của Chính phủ và phi chính phủ nhằm nâng cao trình độ phát triển sản xuất. Tuy nhiên một số dự án chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong đợi do công tác quản lý và thực hiện dự án chưa tốt.
Chương 3