KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA VỪNG NÔNG THÔN Khái niệm vùng nông thôn

Một phần của tài liệu Quy hoach va phat trien nong thon (Trang 29 - 30)

1.1. Khái niệm vùng nông thôn

Vùng nông thôn được quan niệm khác nhau ở mỗi nước vì điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên ở mỗi nước khác nhau. Cho đến nay chưa có một khái niệm nào được chấp nhận một cách rộng rãi về nông thôn. Để có được định nghĩa nô lo thôn, người ta so sánh nông thôn và thành thị. Trong khi so sánh có ý kiến dùng chỉ tiêu mật độ dân số và số lượng dân cư.

Có ý kiến dùng chỉ tiêu trình độ phát triển kết cấu hạ tầng để phân biệt thành thị và nông thôn.

Có ý kiến dùng chỉ tiêu phát triển sản xuất hàng hoá, tiếp cận thị trường để phân biệt thành thị và nông thôn (điều này còn phụ thuộc vào cơ chế kinh tế của mỗi nước).

Có ý kiến cho rằng vùng nông thôn là vùng mà dân cưởđó làm nông nghiệp là chủ yếu (nó phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế của vùng).

Qua một số ý kiến trên nếu dùng chỉ tiêu riêng lẻ thì chỉ thể hiện từng mặt của vùng nông thôn mà chưa thể hiện vùng nông thôn một cách đầy đủ.

Theo ý kiến phân tích của các nhà kinh tế và xã hội học có thể đưa ra khái niệm tổng quát về vùng nông thộn như sau:

Nông thôn là vùng khác với thành thị, ởđó một cộng đồng chủ yếu là nông dân sống và làm việc, có mật độ dân cư thấp, có kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa kém hơn.

Tuy nhiên khái niệm trên cần được đặt trong điều kiện thời gian và không gian nhất định của nông thôn mỗi nước, mỗi vùng và cần phải tiếp tục nghiên cứu để có khái niệm chính xác và hoàn chỉnh hơn.

1.2. Đặc trưng của vùng nông thôn

1.2.1. Những đặc trưng cơ bản

Từ những khái niệm trên đây có thể đưa ra một số đặc trưng cơ bản của vùng nông thôn như sau:

1/ Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng chủ yếu là nông dân. là vùng sản xuất nông nghiệp là cơ bản, ngoài ra còn có các hoạt động sản xuất và phi sản xuất khác phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp và cho nông dân.

2/ So với thành thị thì nông thôn là vùng có kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn, trình độ sản xuất hàng hoá và tiếp cận thị trường thấp hơn. Vì vậy nông thôn chịu sức hút của thành thị về nhiều mặt. Dân cư nông thôn thường hay đổ xô về thành thị để kém việc làm và tìm cơ hội sống tốt hơn.

3/ Nông thôn có thu nhập và đời sống thấp hơn, trình độ văn hoá, khoa học công nghệ thấp hơn thành thị và ngay cả trình độ dân chủ, tự do, công bằng xã hội trong một chừng mực nào đó cũng thấp hơn thành thị.

4/ Nông thôn giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước, khí hậu... nhưng rất đa dạng về kinh tế, xã hội, đa dạng về các hình thức tổ chức quản lý, đa dạng về quy mô và trình độ phát triển. Tính đa dạng đó không chỉ diễn ra giữa các nước khác nhau mà ngay giữa các vùng nông thôn khác nhau của mỗi nước. Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng khai thác tài nguyên và các nguồn lực để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Xuất phát từ 4 đặc trưng cơ bản trên, có 4 vấn đề cần quan tâm khi quy hoạch:

-Có những chương trình hợp lý để dần dần cải tạo và phát triển nông thôn, rút ngắn khoảng cách nông thôn thành thị, thực hiện công nghiệp hoá, hiện dại hoá ngay từ địa bàn nông thôn như đầu tư vềđiện, đường, trường, trạm, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao các hoạt động kinh tế.

-Phải nắm chắc điều kiện cụ thể của từng vùng nhằm khai thác tốt tiềm năng của vùng đó (mỗi vùng có những nhân tố khác nhau vềđiều kiện tự nhiên và mỗi vùng luôn có những tiềm năng đặc thù riêng). Cần phát huy tiềm năng của từng vùng và không được áp đặt cho các vùng khác nhau.

-Cần phải phân loại nông thôn theo trình độ phát triển, theo điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Từđó có phương hướng, giải pháp thích hợp để phát triển nông thôn.

-Tính chất đa dạng của nông thôn đòi hỏi khi xây dựng và phát triển nông thôn phải nắm chắc các điều kiện cụ thể của từng vùng, khai thác và sử dụng tốt nhất tiềm năng của từng vừng. Tiếp tục nghiên cứu, phân loại các vùng nông thôn theo trình độ phát triển, theo điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội để có phương hướng và giải pháp thích hợp nhằm xây dựng các vùng nông thôn khác nhau.

Một phần của tài liệu Quy hoach va phat trien nong thon (Trang 29 - 30)