Ảnh hưởng của nghèo đói đến sự phát triển xã hội và phát triển con ngườ

Một phần của tài liệu Quy hoach va phat trien nong thon (Trang 39 - 41)

3. VẤN ĐỀ ĐÓI NGHÈO VÀ KÉM PHÁT TRIỂN 1 Khái niệm về sựđói nghèo

3.3.2.Ảnh hưởng của nghèo đói đến sự phát triển xã hội và phát triển con ngườ

Người nghèo, quốc gia nghèo luôn luôn sống trong tình trạng thiếu thốn, lo âu, day dứt và mong muốn tìm ra lối thoát. Báo cáo tổng kết chương trình giảm nghèo ở Châu Á - Thái Bình Dương đã đánh giá rằng: Sống một cuộc sống nghèo khổ hiển nhiên sẽ gây ra những thấtvọng, mà sự thất vọng này lại thường là nguồn gốc của những hành động phá phách, gây phiền hà cho cuộc sống và trật tự xã hội. Hoàn cảnh nghèo buộc người ta phải khai thác bừa bãi môi trường và làm giảm khả năng sản xuất của nó; ấp ủ các xung đột về chính trị và xã hội, phá hoại những giá trị cơ bản của con người và làm xói mòn hạnh phúc gia đình Những hành động kiểu này đang là bi kịch cho nhiều gia đình và xã hội.

Đối với Việt Nam, kết quảđiều tra nông thôn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 1994 cho thấy mức thu nhập của hộ nghèo so với hộ giàu còn có một khoảng cách khá xa (8 - 10 lần), thậm chí ở vùng nông thôn khoảng cách này còn lên tới gần 20 lần. Điều kiện sinh hoạt của các hộ nghèo rất kém, trên 70% số hộ nghèo còn phải ở nhà tranh vách đất, trong đó 1 1 ,7% sẽ hộ nghèo khổ sống trong các lều, lán tạm, đồ dùng trong nhà quá đơn sơ, thiếu thốn.

Tóm lại: Sự nghèo khổ không chỉ gây nhức nhối cho người nghèo ở khía cạnh vật chất mà còn phải kể đến nghèo khổ cả về mặt tinh thần làm thui chột cả hệ thống giá trị của con người trong cuộc sống. Nó làm giảm khả năng tham gia vào các hoạt động của cộng đồng,

thiếu những niềm tin và hoài bão trong cuộc sống và dễ bị những ảnh hưởng tiêu cực chi phối. Các hộ nghèo thường là đóng con, thu nhập thấp, thiếu việc làm, họ muốn đi làm thuê nhưng lại có những băn khoăn: sợ không có người thuê, sợ không có bảo hiểm, sợ mang tiếng là phải đi làm thuê, sợ không được trả công thoả đáng...; hoặc là do trình độ hiểu biết thấp nên không biết làm ăn, sản xuất không có hiệu quả nhưng lại không thể tham gia các hoạt động giáo dục đào tạo của cộng đồng để nâng cao trình độ mà luôn mặc cảm, tự ti.

Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển WCED đã nhận định rằng vấn đề nghèo đói và vấn đề suy thoái môi trường có mối quan hệ trực tiếp và tác động qua lại lẫn nhau:

Trong báo cáo phát triển thế giới

năm 1992 (World Development Report 1992) đã nêu: "... Hơn một tỷ người ngày nay đang sống trong tình trạng nghèo đói, đa số những người này sẽ sinh ra những gia đình nghèo. Vì vậy trách nhiệm của thế giới là phải làm giảm nạn nghèo khổ. Điều đó vừa là mệnh lệnh của đạo lý vừa là cái cốt yếu để có được sự bền vững về môi trường...".

Bởi thế mà việc đấu tranh, việc thực hiện những chương trình hành động thực tế để giảm hớt tình trạng nghèo khổ ngày càng được chú trọng. Ngay cả với những nước giàu, dù giàu đến mấy họ cũng không thể thờơ với sự nghèo khổ của một số dân chúng. Đặc biệt là đối với những nước nghèo thì công việc xoá đói giảm nghèo càng trở nên quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc về chính trị, xã hội, đạo lý và nhân văn. Nó đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia.

Do nghèo khổ có nhiều nguyên nhân nên chính sách chống nghèo khổ cũng phải bao gồm nhiều mặt, nhiều biện pháp thiết thực. Đương nhiên chúng ta không thể xóa đói giảm nghèo bằng cách Chính phủ đứng ra cứu tế thường xuyên hoặc kêu gọi tinh thần cưu mang liên tục của cộng đồng mà phải giúp họ nâng cao trình độ nhận thức, giúp vốn cho họ sản xuất và trau dồi cho họ kinh nghiệm làm ăn để họ vơi đi những khó khăn ban đầu và có thể tự vươn lên cùng cộng đồng.

Một trong các tiêu chí xoá đói giảm nghèo là giải quyết công ăn việc làm cho người nghèo.

Nạn thất nghiệp ở nước ta còn do dân số phát triển quá cao mà biện pháp đầu tiên để giải quyết tình trạng trên là nâng vốn đầu tư vào từng ngành, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài để giải quyết thu nhập thấp của người dân trong nước.

Đói nghèo ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội là do đói nghèo không đủ điều kiện để phát triển kinh tế, vì sự phát triển kinh tế là tiền đề cho phát triển xã hội. Đói nghèo là nguyên nhân của sự kém phát triển, đói nghèo ảnh hưởng đến con người, đói nghèo là gánh nặng của đất nước.

-Về mặt vật chất: không đủ cơm ăn, áo mặc, không đủ khả năng để tự phát triển và cải thiện

cuộc sống như nhà cửa, phương tiện sản xuất khó khăn không có đủ điều kiện để học hành, y tế, sinh hoạt văn hoá, thể thao.

-Về mặt tinh thần thì tự ti không có ý chí phấn đấu đi lên. Sơđồ 1 trên đây cho chúng ta

thấy "vòng luẩn quẩn" của sự nghèo khổ và cũng

từđó chúng ta thấy cần tác động vào vấn đề nào, khâu nào để giải quyết vấn đề đói nghèo.

Một phần của tài liệu Quy hoach va phat trien nong thon (Trang 39 - 41)