Để xem xét vấn đề này chúng ta hãy cùng suy nghĩ và trả lời một cách nghiêm túc các câu hỏi quan trọng sau đây:
-Thế nào là phát triển nông thôn ?
-Tại sao phải ưu tiên phát triển nông thôn ? Phát triển nông thôn cho ai ?
-Phát triển nông thôn như thế nào ? Để trả lời những câu hỏi trên đây, các chuyên gia của Ngân hàng thế giới đã đưa ra quan niệm về phát triển nông thôn là: phát triển nông thôn là một chiến lược vạch ra nhằm cải thiện đời sống kinh tế - xã hội của một bộ phận dân cư tụt hậu, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Nó đòi hỏi phải mở rộng các lợi ích của sự phát triển đến với những người nghèo nhất trong số những người đang tiến kế sinh nhai ở các vùng nông thôn. Theo Uma Lele trong "Kế hoạch phát triển nông thôn ở châu Phi" thì phát triển nông thôn được định nghĩa là sự cải thiện mức sống của số lớn dân chúng có thu nhập thấp đang cư trú ở các vùng nông thôn và tự lực thực hiện quá trình phát triển của họ. Theo Nandasema Ratnapana (ấn Độ) thì phát triển nông thôn không thể là một hoạt động cục bộ, rời rạc và thiếu quyết lâm. Nó phải là một hoạt động của tổng thể, liên tục diễn ra trong cả một quốc gia. Phát triển nông thôn không thể tồn tại lâu hơn như một cố gắng đơn độc chỉ thực hiện trong các cộng đồng nông thôn lạc hậu với lý do nhân đạo, mà nó phải thể hiện như một chương trình phát triển tổng thể quốc gia, bổ sung cho những nỗ lực phát triển kinh tế quốc dân to lớn. Ngày nay Chính phủ các nước và nhiều tổ chức quốc tế nghiên cứu các ván đề phát triển ngày càng có quan hệ chặt chẽ với nhau và nhận thức rõ hơn về thực trạng và yêu cầu phát triển nông thôn. Ở Việt Nam chúng ta đã nghiên cứu và thảo luận về sự phát triển, chúng ta đã và đang có những suy nghĩ xây dựng mục tiêu và chương trình hành động cho sự phát triển của từng vùng, từng địa phương và toàn quốc. Những thành tựu đạt được trong sự đổi mới và phát triển đất nước những năm vừa qua đã làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt. Kết cau hạ tầng được đầu tư cải tạo hoàn thiện hơn, những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất được áp dụng đã làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và giá trị sản
lượng nông nghiệp, tăng trưởng kinh tế và mức thu nhập bình quân đầu người, môi trường sống cũng đang dần dần được cải thiện.
Trong quá trình phát triển sự đổi mới về cơ cấu kinh tế về kết cấu hạ tầng đã làm tăng sản lượng công nghiệp, nông nghiệp, làm cho nền kinh tế tăng trưởng, mức thu nhập tăng đã góp phần nâng cao mức sống của người nông dân. Tuy nhiên còn rất nhiều người dân đặc biệt' là những người nông dân sống ở vùng sâu vùng xa, không được hưởng hoặc được hưởng rất ít những nguồn lợi mà quá trình phát triển đất nước mang lại. Thậm chí họ còn bị thiệt thòi do quá trình phát triển gây nên. Do đó phải quy hoạch để phát triển các vùng nông thôn ngang tầm với thành thị
Ví dụ: Khi phá' triển khu gang thép Thái Nguyên công nhân thì được lợi còn nông dân vùng lân cận bịảnh hưởng xấu của môi trường.
Nông thôn Việt Nam có trên 76% dân số sinh sống và làm việc. Nếu sự phát triển chỉ tiến hành theo kiểu trước đây mà không chú ý đến đặc điểm của từng nơi, từng đối tượng thì những giải pháp ấy chưa thể rút ngắn được khoảng cách giữa những người giàu và người nghèo và tất nhiên vẫn còn một số không nhỏ tầng lớp dân cư trong xã hội ít được hưởng quyền lợi từ sự thay đổi này, đó là những lớp người nghèo ở nông thôn và thành thị.
Chúng ta có thể so sánh những' thành quả do sự phát triển mang lại và những người được hưởng nguồn lợi ấy với những tổn thất mà nó gây ra và những người dân nông thôn phải chịu đựng để thấy được sự cần thiết phải thay đổi quan điểm và chương trình hành động cho sự phát triển.
Những chương trình phát triển cần phải tập trung giải quyết những khó khăn cho người dân nông thôn như quan hệ giữa dân số với đất đai cho sản xuất nông nghiệp, quan hệ giữa dân trí, học vấn với năng suất lao động và trình độ sản xuất hàng hoá, quan hệ giữa dân số và việc làm... Điều mà chúng ta mong muốn là giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo đến mức có thể chấp nhận được. Thực tếở một số nước đang phát triển đã gặp phải thất bại khi muốn rút ngắn khoảng cách này và một số trường hợp lại làm cho sự chênh lệch này ngày càng rộng hơn, bởi vì có những chương trình phát triển đặt ra nhưng không chú ý đến những khó khăn mà người nghèo ở các vùng nông thôn phải chịu đựng. Chính thực trạng này đã tác động mạnh mẽ đến đời sống của người dân nông thôn, buộc chúng ta phải hướng tới sự phát triển một cách toàn diện, nếu như không muốn có sự thất bại.
Giữa nông thôn và thành thị còn có sự khác nhau lớn về cơ hội kiếm sống và điều kiện sống. Quy hoạch phát triển nông thôn là tạo điều kiện cho nông thôn phát triển với nhịp độ nhanh mạnh, biến nông thôn thành nơi có điều kiện sống tốt hơn nhằm rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Phát triển kinh tếở thành thị sẽ có hiệu quả cao hơn nông thôn, song phải đầu tư cho nông thôn để phát triển và nâng cao đời sống của người dân.