Phân bố lan truyền của bệnh.

Một phần của tài liệu Bệnh tôm nuôi và biện pháp phòng trị (Trang 92 - 93)

- Trị bệnh: Dùng một số kháng sinh trị bệnh cho ấu trùng tôm.

3. Bệnh ký sinh trùng

3.1.4. Phân bố lan truyền của bệnh.

Bệnh Gregarine xuất hiện ở tôm biển nuôi ở Châu á, Châu Mỹ. Bệnh th−ờng xảy ra ở các hệ thống −ơng giống và ao nuôi tôm thịt. Theo Tseng (1987) cho biết Gregarine đã gây bệnh ở tôm sú (P. monodon) nuôi trong ao. Mức độ nhiễm bệnh của tôm nuôi rất cao có tr−ờng hợp tỷ lệ nhiễm bệnh 100%. Bệnh đã gây hậu quả làm giảm năng suất nuôi, do Gregarine đã làm cho tôm sinh tr−ởng chậm. ở Việt Nam kiểm tra tôm thẻ, tôm sú nuôi có nhiễm Nematopsis spở ruột và dạ dày, mức độ nhiễm rất cao, tỷ lệ từ 70-100%, bệnh đã xảy ra nhiều trong các ao nuôi tôm sú bán thâm canh ở cuối chu kỳ nuôi (theo Bùi Quang Tề, 1998, 2002). Tháng 6-7 năm 2002 ở huyện Tuy Hòa, Phú Yên có khoảng 450 ha (60%) tôm bị bệnh phân trắng, chết rải rác, phòng trị không đạt yêu cầu (theo báo cáo của chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Phú Yên tháng 7/2002). Bệnh phân trắng ở tôm nguyên nhân đầu tiên do trùng hai tế bào làm gây tổn th−ơng thành ruột, dạ dày của tôm kết hợp với môi tr−ờng ô nhiễm l−ợng Vibrio phát triển gia tăng, tôm ăn thức ăn nhiễm Vibrio vào dạ dày ruột, vi khuẩn nhân cơ hội gây hoại tử thành ruột có màu vàng hoặc trắng.

3.1.5. Chẩn đoán bệnh

Kiễm tra d−ới kính hiển vi độ phóng đại thấp 100 lần) phát hiện thể dinh d−ỡng, bào tử và kén bào tử ký sinh trong dạ dày, ruột.

3.1.6. Phòng và trị bệnh.

Phòng trị bệnh Gregarine đang nghiên cứu, nh−ng để phòng bệnh chúng ta áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Trong các ao trại −ơng tôm giống, thức ăn t−ơi sống có chứa mầm bệnh nh− nhuyễn thể, cần phải khử trùng bằng cách nấu chín. Vệ sinh đáy bể, ao th−ờng xuyên để diệt các mầm bệnh có trong phân tôm.

Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị 92

Một phần của tài liệu Bệnh tôm nuôi và biện pháp phòng trị (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)