Quá trình thuốc ở trong cơ thể:

Một phần của tài liệu Bệnh tôm nuôi và biện pháp phòng trị (Trang 34 - 36)

Thuốc sau khi vào cơ thể phát sinh ra các loại tác dụng nh−ng đồng thời cơ thể cũng làm cho thuốc có những biến đổi. Quá trình thuốc ở trong cơ thể qua sự biến đổi t−ơng đối phức tạp nh− sau:

4.1 Thuốc đ−ợc hấp thụ:

Tốc độ hấp thu thuốc của cơ thể là nhân tố quyết định sự hiệu nghiệm của thuốc nhanh hay chậm. Tốc dộ hấp thu của thuốc phụ thuộc vào các yếu tố:

- Ph−ơng pháp dùng thuốc ảnh h−ởng đến khả năng hấp thụ của thuốc. Nếu dùng thuốc để tiêm tác dụng nhanh, hiệu quả trị liệu cao hơn uống, nh−ng đối với tôm không thể dùng ph−ơng pháp tiêm đ−ợc. Cùng một ph−ơng pháp dùng thuốc nếu diện tích hấp thu càng lớn thì khả năng hấp thụ nhanh, hiệu nghiệm của thuốc sẽ nhanh hơn.

- Tính chất lý hoá của thuốc: thuốc dịch thể dễ hấp thu hơn thuốc tinh thể nh−ng tinh thể lại hấp thu nhanh hơn chất keo.

- Điều kiện môi tr−ờng: Điều kiện môi tr−ờng nh− độ muối, độ pH, nồng độ thuốc đều ảnh h−ởng đến khả năng hấp thu thuốc của cơ thể. Ngoài ra bản thân cơ thể có các yếu tố bên trong cũng ảnh h−ởng đến hấp thu của thuốc nh− lúc đói, ruột rỗng hấp thu thuốc dễ hơn lúc no ruột có nhiều thức ăn hay chất cặn bã, hệ thống tuần hoàn khoẻ mạnh hấp thu thuốc tốt hơn.

4.2. Phân bố của thuốc trong cơ thể:

Thuốc sau khi hấp thu vào trong máu một thời gian ngắn, sau đó qua vách mạch máu nhỏ đến các tổ chức. Thuốc phân bố trong các tổ chức không đều là do sự kết hợp của các chất trong tế bào tổ chức của các cơ quan có sự khác nhau ví dụ nh− các loại Sulphamid th−ờng tập trung ở thận.

4.3. Sự biến đổi của thuốc trong cơ thể:

Thuốc sau khi vào cơ thể phát sinh các biến đổi hoá học làm thay đổi tác dụng d−ợc lý, trong đó có rất ít sau biến đổi khả năng hoạt động của thuốc mạnh lên nh−ng tuyệt đại đa số sau biến đổi hoá học hiệu nghiệm và độc lực của thuốc giảm thậm chí hoàn toàn mất tác dụng. Quá trình biến đổi của thuốc trong cơ thể gọi là tác dụng giải độc. Trong gan có hệ thống men rất phong phú tham gia xúc tác quá trình biến đổi hoá học của thuốc nên tác dụng giải độc thực hiện chủ yếu ở gan. Vì vậy nếu gan bị bệnh cơ năng hoạt động yếu cơ thể dễ bị ngộ độc thuốc.

4.4. Bài tiết của thuốc trong cơ thể:

Tác dụng của thuốc mạnh hay yếu, thời gian dài hay ngắn quyết định ở liều l−ợng và tốc độ thuốc hấp thu vào cơ thể sinh vật đồng thời còn quyết định bởi tốc độ bài tiết của thuốc trong

Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị 34

cơ thể. Thuốc vào cơ thể sau khi phân giải một số dự trữ lại còn một số bị bài tiết thải ra ngoài. Thuốc vừa hấp thu vào cơ thể mà bài tiết ngay là không tốt vì ch−a kịp phát huy tác dụng. ở cá cơ quan bài tiết chủ yếu là thận, đến ruột và mang. Nếu thận, ruột, mang tôm bị tổn th−ơng hay bị bệnh thì phải thận trọng lúc sử dụng thuốc lúc phòng trị bệnh tôm bởi lúc này tôm rất dễ bị ngộ độc.

4.5. Tích trữ của thuốc trong cơ thể

Cùng một loại thuốc nh−ng dùng nhiều lần lặp đi lặp lại do khả năng giải độc hoặc khả năng bài tiết của cơ thể bị trở ngại thuốc tích trữ trong cơ thể quá nhiều mà phát sinh ra trúng độc thì gọi là ngộ độc do tích thuốc,Thuốc tồn đọng lại trong cơ thể gọi là sự tích trữ của thuốc. Chức năng hoạt động giải độc và bài tiết thuốc của cơ thể vẫn bình th−ờng nh−ng do cung cấp thuốc nhiều lần cơ thể ch−a kịp phân giải và bài tiết nên cũng có thể làm cho thuốc tích trữ. Vì vậy nên th−ờng phải khống chế sao cho l−ợng thuốc vào không lớn hơn l−ợng thuốc bài tiết ra khỏi cơ thể. Trong thực tế ng−ời ta dùng một l−ợng thuốc t−ơng đối lớn hơn để có tác dụng sau đó cho bổ sung theo định kỳ số l−ợng thuốc ít hơn cốt để duy trì một nồng độ nhất định trong cơ thể có khả năng tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh nh− dùng các loại Sulphamid để chữa bệnh cho tôm th−ờng dùng biện pháp này.

Trong ph−ơng pháp trị bệnh cho tôm ng−ời ta th−ờng ứng dụng sự tích trữ của thuốc, cho thuốc vào cơ thể dần dần để đạt hiệu nghiệm trị liệu và duy trì thuốc trong cơ thể một thời gian t−ơng đối dài. Tuy vậy cần chú ý đừng để sự tích trữ chữa bệnh phát triển thành tích trữ trúng độc nh− thuốc trừ sâu nhóm clo hữu cơ tuy độc lực thấp nh−ng đó là chất ổn định khó bị phân giải nên khi vào cơ thể nó l−u lại thời gian dài và l−ợng tích trữ sẽ lớn dễ ngộ độc.

4.6. Trạng thái hoạt động của vật nuôi (tôm)

Tôm có đặc tính sinh vật học riêng đồng thời môi tr−ờng sống có khác nhau nên phản ứng với thuốc có khác nhau. Loài tôm nào có tính mẫn cảm cao, sức chịu đựng yếu thì không thể dùng thuốc với liều l−ợng cao nên tác dụng của thuốc giảm và ng−ợc lại.

Cùng loài, cùng tuổi, cùng môi tr−ờng sống nh−ng sức chịu đựng của từng cá thể cũng khác nhau. Th−ờng con khoẻ mạnh có thể dùng thuốc nồng độ cao, thời gian dùng có thể kéo dài hơn con bị yếu. Trong số đàn bị bệnh, con bị bệnh nặng dễ bị ngộ độc hơn con bị bệnh còn nhẹ. Do vậy khi chữa bệnh cho đàn bị bệnh phạm vi an toàn sẽ giảm nên cần chú ý liều dùng và biện pháp cung cấp n−ớc khi cần thiết.

4.7. Điều kiện môi tr−ờng tôm sống

Tôm là động vật máu lạnh nên chịu sự chi phối rất lớn các biến động của môi tr−ờng. Điều kiện môi tr−ờng tác dụng đến cơ thể vật nuôi từ đó ảnh h−ởng đến tác dụng của thuốc nhất là các loại thuốc dùng để trị các bệnh bên ngoài cơ thể

Trong phạm vi nhất định khi nhiệt độ cao tác dụng của thuốc sẽ mạnh hơn do đó cùng một loại thuốc nh−ng mùa hè dùng nồng độ thấp hơn mùa đông. Nh− dùng KMnO4 tắm cho tôm trị bệnh do ký sinh trùng đơn bào (Zoothamnium, Epistylis) ký sinh ở nhiệt độ 15 - 200C dùng liều l−ợng 20 ppm. Nh−ng nếu nhiệt độ 21 - 300C chỉ dùng liều 10ppm. pH của thuỷ vực có ảnh h−ởng đến tác dụng của thuốc, pH cao tác dụng của thuốc sẽ yếu nên độ an toàn của thuốc sẽ cao.

Chất hữu cơ trong môi tr−ờng n−ớc nhiều sẽ làm cho tác dụng của thuốc giảm nên phạm vi an toàn của thuốc tăng. Hàm l−ợng oxy trong n−ớc cao, sức chịu đựng của động vật thuỷ sản với thuốc càng cao nên phạm vi an toàn càng lớn.Trong môi tr−ờng n−ớc có nhiều chất độc sức

Bùi Quang Tề 35

chịu đựnh của cơ thể tôm với thuốc giảm nên chỉ dùng thuốc ở nồng độ thấp, thời gian dùng cũng phải ngắn - vì thế tác dụng của thuốc sẽ giảm. Ngoài ra độ trong, độ cứng, độ muối, diện tích, độ sâu của thuỷ vực... đều có liên quan ảnh h−ởng đến tác dụng của thuốc.

Một phần của tài liệu Bệnh tôm nuôi và biện pháp phòng trị (Trang 34 - 36)