Bệnh Parvovirus gan tuỵ tôm he (Hepatopancreatic Parvovirus HPV)

Một phần của tài liệu Bệnh tôm nuôi và biện pháp phòng trị (Trang 67 - 69)

1. Bệnh virút

1.5. Bệnh Parvovirus gan tuỵ tôm he (Hepatopancreatic Parvovirus HPV)

1.5.1. Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh gan tuỵ ở tôm he là nhóm Parvovirus, cấu trúc acid nhân là ADN, đ−ờng kính 22-24 nm (hình 62). Virus ký sinh trong nhân tế bào gan tuỵ, biểu bì ruột tr−ớc, không có thể ẩn (occlusion body) mà có thể vùi (inclusion body), chúng làm hoại tử và s−ng to nhân ký chủ.

1.5.2. Dấu hiệu bệnh lý

- Tôm nhiễm virus HPV th−ờng bỏ ăn, hoặc ít ăn, hoạt động yếu, dễ bị nhiễm các sinh vật bám trên mang, vỏ và các phần phụ. Gan tôm bị teo lại hoặc hoại tử, hệ cơ bụng đục mờ, hiện t−ợng chết th−ờng xảy ra ở tôm ấu trùng, tỷ lệ chết từ 50-100%.

- Kiểm tra mô bệnh học tế bào gan tuỵ của tôm nhiễm bệnh HPV, có thể vùi nằm trong tế bào biểu bì mô hình ống gan tuỵ. Thời kỳ đầu th−ờng nhỏ nằm ở trung tâm của nhân, sau lớn dần nằm gần kín nhân (bắt màu Eosin màu đỏ đến đỏ xẫm). Trong thể vùi có chứa nhiều virus (hình ).

Bùi Quang Tề 67

Hình 62: các tiểu phần Parvovirus phân lập từ gan tụy tôm sú nhiễm bệnh HPV (ảnh KHVĐT- 80.000 lần)

Hình 63: Các thể vùi ( ) trong nhân tế bào gan tụy tôm sú nhiễm bệnh HPV, nhuộm H&E

1.5.3. Phân bố và lan truyền bệnh

Bệnh HPV lần đầu tiên đ−ợc phát hiện ở Mỹ trong đàn tôm nhập nội. Tiếp theo đó là tôm nuôi ở Malaysia đã nhiễm virus HPV (Lightner và Redman, 1985 ). Bệnh HPV cùng với MBV gây tác hại trong đợt dịch tôm chết ở Đài Loan 1987-1988.

Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị 68

Những tôm th−ờng hay nhiễm virus HPV là tôm P. merguiensis, P. monodon, P. chinensis, P. japonicus, P. indicus, P. penicillatus, P. vanname, Macrobrranchium rosenbergin. Bệnh phân bố rộng rãi ở các Châu á, Châu úc, Châu Phi và lan sang Châu mỹ. Bệnh HPV lan truyền theo ph−ơng nằm ngang, không truyền bệnh theo ph−ơng thẳng đứng.

ở Việt Nam qua phân tích mô bệnh học gan tuỵ của tôm thẻ P. merguiensis Minh Hải, Sóc Trăng(Bùi Quang Tề, 1994), tôm sú nuôi rất chậm lớn trong 1 một số ao nuôi ở Nghệ An (2002), kiểm tra mô gan tụy đã xuất hiện các thể vùi ở nhân tế bào biểu bì mô hình ống. Tháng 7/2002 kiểm tra một lô tôm post 25-30 ở Quảng Ngãi, kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm 100% bệnh HPV, tôm có hiện t−ợng đen thân và chết nhiều (Bùi Quang Tề, 2002)

1.5.4. Chẩn đoán bệnh

- Dựa vào dấu hiệu bệnh lý.

- Quan sát mô bệnh học tế bào gan tuỵ của tôm trên tiêu bản cắt mô, nhuộm màu Hematoxilin và Eosin. Thể ẩn trong nhân tế bào biểu bì mô hình ống gan tuỵ bắt màu đỏ hoặc đỏ xẫm gần kín nhân tế bào.

1.5.5. Phòng bệnh

T−ơng tự nh− bệnh MBV, bệnh đốm trắng và bệnh đầu vàng.

Một phần của tài liệu Bệnh tôm nuôi và biện pháp phòng trị (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)