Cải tiến ph−ơng pháp quản lý, nuôi d−ỡng tôm: Nuôi luân canh

Một phần của tài liệu Bệnh tôm nuôi và biện pháp phòng trị (Trang 27 - 28)

2. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm nuôi.

2.3.2. Cải tiến ph−ơng pháp quản lý, nuôi d−ỡng tôm: Nuôi luân canh

Nuôi luân canh

Trong một ao nuôi hay một khu vực nuôi tôm quá trình nuôi đã tích luỹ nhiều chất thải và các mầm bệnh. Những chất thải và các mầm bệnh này sẽ ảnh h−ởng và gây bệnh cho các chu kỳ nuôi tiếp. Dựa vào các đặc tính mùa vụ của các đối t−ợng nuôi chúng ta có thể nuôi luân canh trên một ao nuôi, giúp cho các đối t−ợng nuôi mới không bị nhiễm những mầm bệnh của các chu kỳ nuôi tr−ớc và chúng có thể tiêu diệt đ−ợc các mầm bệnh đó. Nh− một ao nuôi tôm nhiều vụ sẽ tích luỹ nhiều mầm bệnh của tôm ở đáy ao, nếu chúng ta khi nuôi tôm tẩy dọn ao không sạch thì dễ dàng mắc bệnh. Nh−ng sau một chu kỳ nuôi tôm, chúng ta nuôi cá rô phi hay trồng rong câu, chúng có thể dọn và làm giảm các mầm bệnh trong đáy ao, vì những mầm bệnh virus ở tôm không gây bệnh cho cá rô phi và rong câu.

ở những khu vực khí hậu thay đổi lớn nh− miền Bắc Việt Nam chúng ta nên nuôi tôm sú ở các đầm n−óc lợ từ tháng 5 - 8, sau đó ta nuôi rô phi và mùa đông nuôi cua thì sẽ đảm bảo cho các đối t−ợng nuôi đều phát triển tốt và không nhiễm bệnh. Bởi vì tháng 5 - 8 thời tiết ấm và ổn định ta có thể nuôi tôm sú rất phù hợp. Từ tháng 8 - 11 thời tiết m−a nhiều, nắng nóng nên ta chỉ có thể nuôi rô phi chúng có thể chịu đ−ợc và dọn các mầm bệnh của tôm thải ra. Mùa đông và mùa xuân từ tháng 12 - 4 sang năm, cua có thể chịu đựng đ−ợc nhiệt độ lạnh nên chúng có thể sinh tr−ởng và không bị bệnh nắng nóng mùa hè.

Bùi Quang Tề 27

Cho tôm ăn theo ph−ơng pháp "4 định":

Thực hiện biện pháp kỹ thuật cho tôm ăn theo "4 định", tôm ít bệnh tật, nuôi tôm đạt năng suất cao

1. Định chất l−ợng thức ăn: Thức ăn dùng cho tôm ăn phải t−ơi, sạch sẽ không bị mốc, ôi thối, không có mầm bệnh và độc tố. Thành phần dinh d−ỡng thích hợp đối với yêu cầu phát triển cơ thể tôm trong các giai đoạn.

2. Định số l−ợng thức ăn: Dựa vào trọng l−ợng tôm để tính l−ợng thức ăn, th−ờng sau khi cho ăn sau 2 giờ kiểm tra tôm ăn hết là l−ợng vừa phải. Tôm ăn thừa nên giảm bớt lần sau, nếu thiếu thì tăng lần sau, chú khi tôm lột xác thì ăn ít.

3. Định vị trí để cho ăn: Khi cho tôm ăn rải đề khắp ao, trừ vùng tập trung nhiều cặn bã (nh− ở giữa đáy ao khi nuôi thâm). Thức ăn rải đều khắp ao để tôm dễ bắt mồi, phát triển đồng đều. Khác với cá cho ăn một nơi cố định để tập cho cá có thói quen đến ăn tập trung tại một điểm nhất định.

4. Định thời gian cho ăn: những tháng đầu nuôi tôm hàng ngày cho tôm ăn 2 lần, những tháng cuối chu kỳ nuôi có thể cho tôm ăn 4-5lần/ngày. Ví dụ nuôi tôm thâm canh, mật độ dày tháng thứ 3-4 cho ăn 5 lần/ngày.

Khi nuôi tôm có thể dùng phân hữu cơ bón xuống thuỷ vực bổ sung chất dinh d−ỡng để cho sinh vật phù du phát triển cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm.

Th−ờng xuyên chăm sóc quản lý:

Hàng ngày nên có chế độ thăm ao theo dõi hoạt động của tôm để kịp thời phát hiện bệnh và xử lý ngay không cho bệnh phát triển và kéo dài. Cần quan sát biến đổi chất n−ớc (hình 19-21), bổ sung nguồn n−ớc mới đảm bảo đầy đủ oxy và hạn chế các chất độc. Để tạo môi tr−ờng tôm sống sạch sẽ cần dọn sạch cỏ tạp, ngăn chặn và tiêu diệt địch hại, vật nuôi trung gian, vớt bỏ xác sinh vật và tôm chết, các thức ăn thừa, tiêu độc nơi tôm đến ăn đề hạn chế sinh vật gây bệnh sinh sản và lây truyền bệnh.

Thao tác đánh bắt, vận chuyển nên nhẹ nhàng.

Trong n−ớc luôn luôn tồn tại các sinh vật gây bệnh cho tôm, vì vậy trong quá trình −ơng nuôi vận chuyển đánh bắt thao tác phải thật nhẹ nhàng nếu để tôm bị th−ơng là điều kiện thuận lợi cho sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể .

Một phần của tài liệu Bệnh tôm nuôi và biện pháp phòng trị (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)