Cho phép doanh nghiệp tự chủ trong việc áp dụng phương pháp khấu hao tài sản thuê

Một phần của tài liệu Mot so giai phap thuc day hoat dong cho thue tai chinh tai viet nam (Trang 41 - 43)

- Về chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư: đối với một số dự án nằm trong diện khuyến khích đầu tư, chính sách Nhà nước chỉ đề cập đến hình thức tà

v.Cho phép doanh nghiệp tự chủ trong việc áp dụng phương pháp khấu hao tài sản thuê

thuê. Trong trường hợp doanh nghiệp trực tiếp mua sắm trang thiết bị bằng nguồn vốn tự có hay tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại thì người mua được khấu trừ một lần số thuế VAT đã trả. Riêng đối với thuê tài chính thì doanh nghiệp phải khấu trừ nhiều lần theo tỷ lệ tương ứng với các đợt thanh toán nợ gốc tiền thuê. Quy định này của ngành thuế đã làm cho bên đi thuê phải gánh chịu thêm lãi phải trả trên số thuế VAT đó.

Như vậy, Nhà nước cần thông qua chính sách thuế để tạo sự bình đẳng giữa việc tiếp cận vốn từ ngân hàng với việc tiếp cận vốn từ công ty cho thuê tài chính. Cụ thể: cho phép doanh nghiệp thuê tài sản được phép khấu trừ thuế giá trị gia tăng ngay từ đầu giống như trường hợp doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mua tài sản. Số thuế được khấu trừ đó, người thuê phải hoàn trả ngay cho công ty cho thuê tài chính.

v. Cho phép doanh nghiệp tự chủ trong việc áp dụng phương pháp khấu haotài sản thuê tài sản thuê

Theo quy định của một số nước như Anh, Nga… bên thuê hoặc bên cho thuê đều có thể phản ánh tài sản thuê trên bảng tổng kết tài sản và trích khấu hao tùy theo thỏa thuận giữa hai bên. Điều này dẫn đến việc bên cho thuê thường là bên trích khấu hao tài sản thuê vì họ có mức lợi nhuận cao hơn và sẽ tiết kiệm được thuế nhiều hơn. Số thuế tiết kiệm được này sau đó sẽ được chuyển hóa một phần cho bên thuê thông qua việc giảm phí thuê và làm cho trong nhiều trường hợp, phí thuê tài chính có thể thấp hơn lãi vay ngân hàng.

Trong trường hợp Việt Nam, chuẩn mực kế toán về thuê tài sản (chuẩn mực số 06) quy định tài sản thuê tài chính là tài sản nợ của bên thuê và bên thuê phải là người trích khấu hao. Như vậy, trong trường hợp bên thuê không có nhiều lợi nhuận (như đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thuê tài chính như hiện nay) thì việc tiết kiệm thuế là không đáng kể. Đối với vấn đề trích khấu hao nhanh cũng vậy. Theo quy định về trích khấu hao tài sản cố định (Quyết định 206/20003/QĐ-BTC) và chuẩn mực kế toán thì tài sản cố định thuê tài chính phải trích khấu hao bình thường như các tài sản khác thuộc sở hữu của doanh nghiệp đi thuê. Điều này làm cho các doanh nghiệp không có được những lợi ích về thuế khi thuê tài chính.

Vì vậy, để khuyến khích phát triển một thị trường còn mới mẻ như thị trường cho thuê tài chính, Nhà nước cần xem xét việc cho phép áp dụng mức khấu hao

nhanh và chủ thể tham gia giao dịch cho thuê tài chính được quyền chọn bên khấu hao tài sản. Có như vậy thì mức phí cho thuê tài chính sẽ cạnh tranh hơn khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào thị trường tín dụng này.

Hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ cao, để tránh hao mòn vô hình, người ta đưa ra mô hình khấu hao đặc biệt: Hệ thống thu hồi vốn theo gia tốc. Hệ thống này nếu được áp dụng sẽ tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp thuê tài chính vì hệ thống này quy định việc tính khấu hao dựa trên thời gian thu hồi vốn cần thiết thay vì dựa trên đời sống kinh tế của tài sản cố định.

vi. Áp dụng ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị cho thuê

Vừa qua Bộ Tài Chính đã có chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị do doanh nghiệp nhập để sản xuất hàng xuất khẩu, nhưng công ty cho thuê tài chính nhập máy móc, thiết bị… theo yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu để cho thuê thì vẫn phải chịu mức thuế giống như các mặt hàng khác. Như vậy, để khuyến khích các công ty cho thuê tài chính phát triển dịch vụ cho thuê đối với máy móc nhập khẩu, và khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu tham gia mạnh vào dịch vụ cho thuê tài chính thì Nhà nước cần có quy chế áp dụng ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị cho thuê nhằm mục đích gia công, sản xuất hàng xuất khẩu. Căn cứ để xem xét ưu đãi thuế nhập khẩu là hoạt động của người thuê và mục đích sử dụng các thiết bị nhập khẩu.

vii. Hướng dẫn cụ thể hơn về nghiệp vụ mua và cho thuê lại

Các công ty cho thuê tài chính cần được sự hướng dẫn cụ thể và các quy định để triển khai nghiệp vụ mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính. Hiện nay các công ty cho thuê tài chính không thể thực hiện nghiệp vụ mua và cho thuê lại vì một số quy định bất cập. Các tài sản thuộc diện này thường là hàng nhập khẩu và thường được miễn thuế nhập khẩu. Để ngăn ngừa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lợi dụng ưu đãi này để trốn thuế, Nghị định 24 của Chính phủ đã quy định các tài sản này không được bán lại ở thị trường Việt Nam, nếu bán phải được Bộ Thương mại cho phép. Thực tế, Bộ Thương mại đã từ chối giải quyết nhiều giao dịch với nội dung trên. Thực ra, việc mua bán này khác hẳn với các giao dịch mua bán thông thường vì nó chỉ diễn ra trên giấy tờ còn doanh nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng tài sản và khi hết hạn thuê sẽ được phục hồi tư cách chủ sở hữu. Thực chất, nghiệp vụ này nhằm tài trợ các doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn về tài chính vì các tài sản nhập khẩu thường có giá trị cao. Do vậy, cần có một quy định liên bộ giữa Bộ Thương mại và Ngân hàng Nhà nước để hướng dẫn cụ thể nghiệp vụ trên để cho các doanh nghiệp có điều kiện đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh và để các công ty cho thuê tài chính mở rộng quy mô hoạt động.

viii. Tài sản của doanh nghiệp nhà nước trong giao dịch bán và thuê lại

Hình thức bán và thuê lại giúp các doanh nghiệp tái cấu trúc vốn, tăng nguồn vốn lưu động nhằm giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp trong một giai đoạn nào đó. Như vậy, Nghị định đã mở ra hướng mới và tạo cơ hội thuê tài chính cho các doanh

nghiệp thiếu vốn. Riêng đối với các doanh nghiệp nhà nước, tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn, các doanh nghiệp thiếu tiền mua nguyên vật liệu, thanh toán tiền công cho nhân viên trong khi máy móc thiết bị, nhà xưởng lại bỏ không, chưa được khai thác hết công suất. Các tài sản đó lại thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, chính vì thế mà việc quyết định bán, cho thuê, chuyển nhượng tài sản phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý.

Để tạo cơ hội thuê tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước, các ban ngành liên quan cần ban hành, sửa đổi quy chế quản lý sử dụng tài sản trong các doanh nghiệp nhà nước, cho phép doanh nghiệp được chủ động thực hiện phương án sử dụng tài sản vào hình thức bán rồi thuê lại. Việc thay đổi sở hữu này chỉ là tạm thời và phải mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cho doanh nghiệp. Đồng thời, thủ tục mua sắm, chuyển nhượng, thanh lý tài sản ở các doanh nghiệp nhà nước cần đơn giản hóa để không làm lỡ cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng cũng không để tình trạng lợi dụng việc mua sắm, chuyển nhượng tài sản để tham ô và làm thất thoát tiền bạc của Nhà nước.

ix. Cho phép phát triển các loại hình công ty cho thuê tài chính mới

Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có các công ty cho thuê tài chính phụ thuộc khi mà ở các nước khác, các công ty phụ thuộc thường ra đời trước các công ty độc lập như sự phát triển tất yếu của một phương thức bán hàng. Công ty thuê mua phụ thuộc là các công ty do các nhà sản xuất và cung cấp lập ra để tài trợ cho chính sản phẩm của họ. Đây có thể coi là một phương thức xúc tiến bán hàng thông qua việc cung cấp cho các khách hàng một phương thức tài trợ.

Ngoài ra, ở Việt Nam cũng chưa tồn tại công ty cho thuê môi giới, là công ty đóng vai trò trung gian trong quá trình thuê mua thông qua việc tìm kiếm và chấp nối bên thuê, nhà cung cấp và các công ty cho thuê tài chính. Để từng bước xây dựng và phát triển một “thị trường lớn” trong thuê mua tài chính, Nhà nước cần cho phép mở rộng và khuyến khích phát triển thêm các loại hình công ty cho thuê tài chính phụ thuộc và môi giới để hoạt động của thị trường ngày càng sôi động hơn.

Một phần của tài liệu Mot so giai phap thuc day hoat dong cho thue tai chinh tai viet nam (Trang 41 - 43)