1. Hàm SUM:
Cú pháp:
SUM(đối_số_1, đối_số_2,…)
Ý nghĩa:
Hàm trả về tổng của các đối số đối_số_1, đối_số_2… trong đó các đối số này có thể là các địa chỉ khối.
Hàm cho phép từ 1 đến 30 đối số.
Dữ liệu chuỗi hay hằng logic được bỏ qua.
Ví dụ:
Địa chỉ khối: dùng để chỉ đến 1 dãy ô đứng kề nhau trong 1 khối hình chữ nhật mà địa chỉ 2 ô góc trái trên và góc phải dưới của khối được dùng để đại diện cho khối theo dạng sau:
<địa chỉ ô góc trái bên>:<địa chỉ góc phải dưới>
Ví dụ: địa chỉ khối B2:C5 dùng để chỉ đến ô B2,B3,B4,B5,C2,C3,C4,C5
Cách dùng nhanh: Vì SUM là 1 hàm thông dụng, nó có nút công cụ AutoSum Ví dụ:
để tính tổng cột số từ F2 đến F20, kết quả dựa vào ô F21, thay vì phải gõ công thức sau vào ô F21: =SUM(F2:F20)
Ta dừng lại ô 21, nhấp nút AutoSum, trong ô sẽ xuất hiện công thức tương tự như trên, nếu địa chỉ khối mà Excel gợi ý không đúng theo ý muốn, ta có thể xác định các địa chỉ khối mới, khi đó địa chỉ khối trong công thức sẽ tự động thay đổi theo.
2. Hàm AVERAGE:
Cú pháp:
Ý nghĩa:
Hàm tính trung bình cộng các đối số đối_số_1, đối_số_2…
Các đối số cũng có thể là địa chỉ khối.
Hàm cho phép từ 1 đến 30 đối số
Dữ liệu chuỗi hay hằng logic được bỏ qua
Ví dụ: Thay vì dùng công thức sau để tính điểm trung bình:
=(C2+D2+E2)/3
Ta có thể dùng hàm Average như sau: = AVERAGE(C2:E2)
Cả hai công thức sẽ cho cùng 1 kết quả như nhau.
3. Hàm Min:
Cú pháp:
MIN(đối_số_1, đối_số_2,…)
Ý nghĩa:
Hàm trả về giá trị nhỏ nhất của các đối số đối_số_1, đối_số_2, …
Các đối số cũng có thể là địa chỉ khối.
Hàm cho phép từ 1 đến 30 đối số.
Dữ liệu chuỗi hay hằng logic được bỏ qua.
Ví dụ:
4. Hàm Max:
Cú pháp:
MAX(đối_số_1, đối_số_2,…)
Hàm trả về giá trị lớn nhất của các đối số đối_số_1, đối_số_2, …
Các đối số cũng có thể là địa chỉ khối.
Hàm cho phép từ 1 đến 30 đối số.
Dữ liệu chuỗi hay hằng logic được bỏ qua.
Ví dụ:
5. Hàm COUNT:
Cú pháp:
COUNT(gt1,gt2,…)
Ý nghĩa:
Hàm sẽ đếm có bao nhiêu giá trị số trong danh sách các đối số. Các đối số có thể chứa bất kỳ loại dữ liệu nào nhưng hàm COUNT chỉ đếm các giá trị số hoặc các chuỗi biểu diễn số mà thôi.
Các đối số cũng có thể là địa chỉ khối.
Hàm cho phép từ 1 đến 30 đối số.
6. Hàm COUNTA:
Cú pháp:
COUNTA(gt1,gt2,…)
Ý nghĩa:
Trả về một số là tổng số ô có chứa dữ liệu (số, chuỗi, logic, ...).
Các đối số cũng có thể là địa chỉ khối.
Cho phép nhập tối đa 30 đối số.
7. Hàm RANK:
Cú pháp:
RANK(số, dãy_số, thứ_tự)
Ý nghĩa: Hàm trả về vị thứ của 1 số trong dãy số gồm nhiều số. Trong đó:
Với đối số <thứ_tự>
• Nếu bằng 0 hoặc FALSE hoặc bỏ qua, Excel sẽ tính vị thứ số trong dãy số như thế là nó được xếp theo thứ tự giảm dần.
• Nếu <thứ_tự> khác 0 hoặc TRUE, Excel sẽ tính vị thứ số trong dãy số như thế là nó đang xếp theo thứ tự tăng dần.
Ví dụ: Có bảng điểm học sinh như sau, xếp vị thứ cho các học sinh trong lớp:
Ở đây ta lưu ý nếu chép công thức này xuống cho các ô bên dưới để tính vị thứ cho các học sinh còn lại sẽ dẫn đến kết quả sai hoàn toàn. Để hiểu được lý do này ta cần hiểu rõ ý nghĩa của địa chỉ tương đối và tuyệt đối.
Địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối:
Khi sao chép công thức từ ô này sang ô khác, mặc định Excel sẽ dùng địa chỉ tương đối, các địa chỉ tương đối sẽ tự điều chỉnh khi chép đến vị trí mới để bảo toàn sự di chuyển tương đối giữa ô nguồn và ô đích sao chép
Tuy nhiên có những trường hợp ta không muốn địa chỉ ô bị thay đổi khi sao chép công thức, lúc đó ta phải dùng địa chỉ tuyệt đối.
Các kiểu địa chỉ tuyệt đối:
• Tuyệt đối hàng và cột: $<tên cột>$<tên hàng>
• Tuyệt đối cột không tuyệt đối hàng: $<tên cột><tên hàng>
Ví dụ: ô $A5 khi sao chép sẽ giữ nguyên địa chỉ cột, chỉ có địa chỉ hàng
là bị thay đổi tương đối theo công thức
• Tuyệt đối hàng không tuyệt đối cột <tên cột>$<tên hàng>
Ví dụ: ô A$5 khi sao chép sẽ giữ nguyên địa chỉ hàng, chỉ có địa chỉ cột
là bị thay đổi tương đối theo công thức
Ví dụ trên được chính xác như sau: