HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ SẢN XUÁT THEO PHƯƠNG PHÁP LÃI THÔ

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế hộ và kinh tế trang trại (Trang 51 - 57)

PHÁP LÃI THÔ.

3.1 Một số khái niệm:

- Mức lãi thô đơn vị (MLTĐV)= Doanh thu đơn vị – Chi phí trực tiếp đơn vị - Mức lãi thô tổng quát (MLTTQ) = Tổng các mức lãi thô của các hoạt động. - Mức lãi thô điểm hòa vốn (MLTĐHV) = CFC.

Doanh Thu CF trực tiếp (VC) CF chung (FC) Lãi Mức lãi thô MLTĐHV Lợi nhuận = MLTTQ – CFCĐ (1) = MLTTQ - MLTĐHV (2) + Vận dụng MLT trong xác định giá bán ? P bán theo Mlt = CPCĐ + Mlt của sản phẩm

Nếu MLT thấp không bù đắp được CP gián tiếp (CF cố định) thì giá này còn lỗ, tuy nhiên khi đó giá này đã bù đắp được CP trực tiếp (CF biến đổi) và một phần Cp gián tiếp (CF cố định) mà không sản xuất vẫn phải trả. Chỉ sau khi các mức lãi thô bù đắp chi phí chung (CP cố định) thì có lãi. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất của các hộ nông dân.

Điểm HV MLTĐHV MLT1 MLT2 MLT3 MLT4 MLT5 Chi Fí Cố Định Lãi Mức lãi thô tổng quát MLT điểm hòa vốn

Do giá bán nông sản chỉ bán được với giá thị trường (Pb = P tt), Vậy PMLT = P tt

Việc xác định PMLT dễ dàng hơn vì người sản xuất dễ nắm được chí phí trực triếp.

3.2.Ứng dụng phương pháp tính mức lãi thô vào xác định đơn giá hàng + Đặt vấn đề.

Trong sản xuất kinh doanh, Hộ nhận được đơn đặt hàng (sản xuất, chế biến, gia công) một số lượng sản phẩm nào đó. Vấn đề đặt ra là trả lời khách hàng càng nhanh càng tốt về giá của hàng hóa để đàm phán ký kết .

Nếu dùng phương pháp phân bổ chi phí truyền thống một mặt chi phí được tính khác nhau theo cách phân bổ, mặt khác việc tính toán phức tạp, mất nhiều thời gian.

Để khắc phục tình trạng này các Hộ sử dụng phương thức xác định giá bán từ cách tính lãi thô.

+ Nội dung của phương thức xác định đơn giá hàng bằng cách tính lãi thô.

Mức lãi thô = Doanh thu – Chi phí trực tiếp. Như vậy phương thức này, kế họach của Hộ không lấy chỉ tiêu doanh thu nữa mà lấy ngay chỉ tiêu mức lãi thô. Giả sử Hộ đặt kế hoạch MLT một năm là 220 đơn vị tiền tệ, MLT này sau khi bù đắp các chi phí chung còn lại là lợi nhuận của Hộ. Thông thường chi phí chung đã xác định cho thời kỳ (1 năm), nên kế hoạch lãi thô đã hàm chứa trong đó kế hoạch lợi nhuận.

Với giả thiết trên Hộ làm việc 1 năm 220 ngày, có nghĩa là mỗi ngày Hộ phải tạo ra được 1 đơn vị lãi thô.

Như vậy một đơn đặt hàng khách yêu cầu, nếu nhẩm tính thời gian làm hết 7 ngày, thì đơn hàng phải tạo ra được 7 đơn vị tiền tệ lãi thô.

Nếu chi phí trực tiếp của đơn hàng này là 10 đơn vị thì giá của đơn hàng là 10 + 7 = 17 đơn vị tiền tệ. Tuy nhiên đây chỉ là mức giá mà theo đó Hộ sẽ thực hiện được theo KH lãi thô bình quân của năm.

Trong thực tế Hộ, trước khi có đơn đặt hàng mới Hộ đã và đang thực hiện các đơn đặt hàng cũ, có thể dẫn đến MLT không hoàn thành KH, mà nay cần tăng MLT để đạt KH của Hộ, …

Như vậy, Hộ đưa ra mức giá bao nhiêu để đàm phán? Giá là bao nhêu để bù đắp mức lãi thô thiếu hụt trước đây? Giá cao đến mức nào khách hàng chấp nhận được? Nếu khách trả giá thấp hơn 17 đơn vị thì mức giá thấp nhất là bao nhiêu? Trong hoàn cảnh nào của kinh doanh thì chấp nhận giá đó?

Tất cả các vấn đề trên đòi hỏi phải có nhanh một loạt mức giá để chủ động đàm phán với khách hàng,

Các mức giá gồm:

1. Giá tối thiểu (Gtt). Mức giá tối thiểu có thể cấp nhận, thông thường bằng giới hạn của CP trực tiếp.

2. Giá kinh nghiệm (Pkn). Mức giá được tính theo hệ số lãi rút ra từ thực tế sản xuất của Hộ.

3. Giá bình quân (Pbq). Mức giá mà qua đó, MLT từ đơn đặt hàng bằng MLT bình quân kỳ kế hoạch

4. Giá bù trừ (Pbt). Mức giá mà qua đó, MLT từ đơn đặt hàng phải bù đắp cho sự hao hụt MLT của các đơn đặt hàng trước.

5. Giá đàm phán (Pđp).

6. Xác định Khoảng giá đàm phán, mà cả là cơ sở để quyết định đơn giá bán hàng.

Khi tính giá của hàng theo phương thức này, ta cần có các dự liệu sau:

1. Thời điểm thương lượng.

2. Thời gian cần thiết thực hiện đơn hàng. 3. Tổng MLT kế hoạch cả năm.

4. MLT đã thực hiện đến thời điểm có đơn hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. MLT và số giờ cần thiết để thực hiện các đơn hàng đang làm dở dạng. 6. CP trực tiếp.

7. Hệ số tính lãi của các CP trực tiếp theo kinh nghiệm của Hộ. 8. Số công nhân và số giờ làm việc, ca làm việc hay số giờ năng lực.

Bài tập ví dụ.

Ngày 30/6 Hộ nhân được đơn hàng, qua đơn hàng có đựợc các dữ liệu sau: Nội dung Đơn vị Số lượng

Thời gian còn lại của năm Năm 1/2

1 Số giờ cần thiết cho đơn đặt hàng h 350

Các chi phí

- Nguyên vật liệu chính 1000đ 35.000

Hệ số tính lãi lần 1.20

Hệ số tính lãi lần 1.40 - Thuê ngoài 1000đ 9.600 Hệ số tính lãi lần 1,1 - Nhân công 1000đ/ h 7,2 Hệ số tính lãi lần 1,8 3 Tình trạng lúc thương lượng Tổng năng lực cả năm h 84.000

Số giờ cần thiết thực hiện các thương vụ đang tiến

hành h 8.550

Số giờ cần thiết thực hiên các thương vụ đã ghi sổ h 7.240

MLT kế hoạch cả năm 1000đ 5.760.400

MLT đã thực hiên 1000đ 2.986.990

MLT từ các đơn hàng đang làm và đã ghi sổ 1000đ 792.000 4. Yêu cầu:

- Xác định tất cả các mức giá của đơn đăt hàng? Mức Pđp cao hơn mức Pbt 1% - Khoảng giá đàm phán ?

- Đơn hàng này khó hay dễ thương lượng? Bài giải

1. Giá tối thiểu (Ptt): Đây là chi phí trực tiếp, trong trường hợp không có đơn đặt hàng thì đây là giá chấp nhận để duy trì công việc, trong trường hợp này Hộ phải nỗ lực tìm cách giảm các CP trực tiếp để tạo Hộ có lãi thô. Ptt = 35.000 + 16.500 + 9.600 + (350 x 7,2 ) = 63.620 ngàn đồng

2. Gía kinh nghiệm (Pkn) được tính từ CP trực tiếp với mức lãi tương ứng

Pkn = (35.000 x 1,2) + (16.500 x 1,4) + (9.600x1,1)+ (350 x 7,2 x 1,8) = 80.196 ng đ

3. Gía bình quân (Pbq) là giá dựa vào CP trực tiếp cộng với MLT bình quân năm của Hộ. Pbq = 63.620 + (5.760.400 / 84.000) x 350 = 87.621,67 ng đ

4. P bt = CF trực tiếp + MLT của đơn đặt hàng cần có để đạt KH MLT của Hộ: 4.1. CF trực tiếp không tính lãi: 63,620 ng đ

4.2. Số giờ năng lực còn lại theo KH: Là số giờ của năm còn lại kể từ lúc có đơn hàng, ví dụ trên còn lại ½ năm, vì vậy số giờ còn lại theo KH = 84.000/2 = 42.000 h

4.3. Số giờ năng lực còn lại thực tế. Số giờ năng lực còn lại theo KH của Hộ còn phải thực hiện các đơn hàng trước còn lại (đang tiến hành và đã ghi sổ), do vậy số giờ còn lại thực tế là: 42.000 – (8.550 + 7.240) = 26.210 h

4.4. MLT cần để đạt KH : 5.760.400 – (2.986.990 + 792.000) = 1.981.410 ng đ 4.5. MLT cần để đạt KH /h: 1.981.410 / 26.210 = 75,6 ng đ/h

4.6. MLT của đơn hàng cần để đạt KH =75,6 ng đ/h x 350 h = 26.459.120 đ Vậy Pbt = 63.620.000đ + 26.459.120 đ = 90.079.120đ. Đây là giá tối thiểu đơn hàng cần đạt được để đảm bảo bù trừ vào việc thực hiện KH lãi thô. Đây là mức giá cao, rất khó thực hiện , vì vậy đơn hàng này thực sự khó đàm phán. Giá kinh nghiệm thấp hơn (80.196 ng đ), giá này mức lãi thấp hơn KH lãi thô, vì vậy cần điều chỉnh KH lãi thô hoặc điều chỉnh lại cách tính lãi.

5. Mức giá Pbt là mức giá cần đạt được, vì vậy đây là mục tiêu của đàm phán, vì vậy Pđp chỉ có thể xấp xỉ mức giá này, trong ví dụ này Pđp lớn hơn Pbt 1% vây: Pđp = Pbt + (Pbt x mức tăng) = 90.079.120 + (90.079.120 x 1%) = 90.979.91 ng đ

6. Khoảng giá đàm phán là khoảng cách làm cơ sở để Hộ đàm phán với bên đặt hàng để bảo đảm Hộ có MLT

Cận trên = Pbt = 90,079.120đ Cận dưới = Pkn = 80,196.000 đ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả cho thấy các đơn đặt hàng trước 30/6 nhìn chung không đảm bảo KH lãi thô cả năm, các đơn đặt hàng tiếp theo sẽ dễ đàm phán hơn nếu hợp đồng ký được ở mức trên 90 triệu đồng, ngược lại nếu ký dưới 90 triệu đồng thì các đơn hàng sau khó đàm phán.

Giá đàm phán thường lấy ở mức giá cao nhất cộng thêm từ 1 - 10% là kinh nghiêm được sử dụng, nếu cao quá khó đàm phán với khách hàng, tuy nhiên thầp lại làm cho khách hàng nghi ngờ

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế hộ và kinh tế trang trại (Trang 51 - 57)