QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘ TRONG ĐK CÓ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế hộ và kinh tế trang trại (Trang 38 - 44)

ĐỘNG

Thời gian làm việc cuả hộ: Thời gian làm việc nhà ; Thời gian làm việc đồng hoặc làm việc bên ngoài hộ để kiếm tiền (th/gian sản xuất)

6.1. Hộ thuê lao động khi giá trị lao động làm việc nhà lớn hơn giá thuê lao động trên thị trường

6.2.Hộ đi làm thuê khi Hộ đi làm thuê khi giá trị lao động làm việc nhà nhỏ hơn giá thuê lao động

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP NÔNG DÂN ỨNG SỬ TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Những quyết định trong sản xuất làm sao có hiệu quả, hạn chế các rủi ro, trước các thách thức của nền kinh tế thị trường… của hộ nông dân nước ta hiện nay rất hạn chế vì khả năng sản xuất và nhiều vấn đề vượt quá tầm của hộ nông dân. Do vậy, Nhà nước phải có các giải pháp giúp nông dân.

1. Các khó khăn của KTHND trong nền kinh tế hội nhập

Thực hiện các cam kết WTO, kinh tế hộ nông dân phải đối mặt với hàng loạt vấn đề: Nhà nước phải xóa bỏ trợ cấp nông nghiệp và cắt giảm thuế nhập khẩu nông sản, theo cam kết làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, dẫn đến thu nhập của hộ nông dân giảm sút; sự dôi dư lao động nông nghiệp làm tăng nguồn cung lao động, gây áp lực về việc làm, thu nhập, đời sống…

Hiện nay, do suy thoái kinh tế toàn cầu tác động tiêu cực đến nước ta, kinh tế hộ nông dân phải đối mặt với việc giá cả vật tư nông nghiệp tăng, giá nông sản giảm, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn...

Những vấn đề đang đặt ra cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hiện nay cho thấy, cần phải coi thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển như một hướng đi, lối ra cho nông nghiệp, nông thôn và kinh tế nông dân.

Kinh nghiệm cho thấy, ở nước ta, tại mỗi bước ngoặt của cách mạng hay ở những thời điểm gay cấn nhất, Đảng và Nhà nước đều tìm lời giải từ chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Vào thời kỳ cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp, trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954, với chính sách giảm tô, giảm tức, một luồng sinh khí mới đã thổi tới chiến trường, và trực tiếp là mặt trận Điện Biên Phủ góp phần tăng thêm tinh thần chiến đấu, ý chí quyết chiến, quyết thắng của bộ đội ta. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra và lên tới đỉnh điểm vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn bằng chính sách khoán sản phẩm trong nông nghiệp là một trong những giải pháp được Đảng ta lựa chọn để vượt qua khủng hoảng, tiến hành công cuộc đổi mới.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà nghiên cứu đã cùng lên tiếng: “Cần một khoán 10 nữa cho nông thôn”; “Phát triển nông nghiệp, nông thôn, cần được xem là quốc sách”; “Phải thể chế hóa liên minh công nông”; “Nông dân mất đất - câu chuyện đến hồi gay cấn”; “Tìm lại sức mạnh trong khủng hoảng”; “Kích cầu cần nhắm vào nông nghiệp và kinh tế cá thể”…

C.Mác đã đã viết nông thôn là “khu vực cuối cùng và tinh lực tự nhiên của sức lao động đang ẩn náu và được tàng trữ làm kho dự trữ để đổi mới nguồn sinh lực của các dân tộc”. Thúc đẩy sự phát triển của hơn 13 triệu hộ kinh tế nông dân hiện nay là việc làm cần tiến hành để cái “kho dự trữ để đổi mới nguồn sinh lực của các dân tộc” ở nước ta tiếp tục trụ vững và phát triển không chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn là vấn đề chính trị.

2 Một số giải phấp thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển trong tình hình hiện nay

Thứ nhất, tiến hành song song hai liệu pháp khác nhau nhưng mang tính

thống nhất trong mối quan hệ nhân quả với nhau. Giải bài toán nông nghiệp, nông thôn, nông dân trước những tác động của hội nhập quốc tế chúng ta cần có một chiến lược dài hạn. Giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trước những tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu lại cần những quyết sách trong ngắn hạn. Song nguyên nhân của những khó khăn thách thức của kinh tế hộ (nói rộng ra cũng là vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân) tựu trung lại đều do trình

thôn cả về mặt lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Do đó, cần phải tiến hành song song hai liệu pháp khác nhau nhưng mang tính thống nhất trong mối quan hệ nhân quả với nhau.

Liệu pháp thứ nhất, về lâu dài, nhất định Nhà nước có một chiến lược cơ

bản mang tính “cả gói” về phát triển nông nghiệp, nông thôn, giải quyết vấn đề nông dân một cách đồng bộ. Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông thôn và nông dân là cơ sở để Chính phủ, các bộ, ban, ngành chức năng xây dựng chiến lược. Trong đó, cần quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn với nội dung toàn diện và đồng bộ, giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân cả về phát triển lực lượng sản xuất, cả về xây dựng quan hệ sản xuất. Theo đó cần có một hệ thống lớn các chính sách được chia ra hai tiểu hệ thống: (i). Các chính sách phát triển lực lượng sản xuất, trong đó nổi bật là quy hoạch tổng thể về phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, phát triển nông nghiệp sinh thái, phát triển làng nghề… (ii) Các chính sách về xây dựng quan hệ sản xuất mới, tổ chức các mô hình kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, chính sách về tích tụ ruộng đất, chính sách phát triển văn hóa làng - xã, xây dựng môi trường văn hoá mới…, hướng tới việc khắc phục nếp nghĩ, cách làm của người nông dân sản xuất nhỏ, hướng tư duy của kinh tế hộ vào sản suất hàng hóa lớn..,với một hệ thống những điều kiện đảm bảo tính khả thi tương ứng.

Liệu pháp thứ hai, trong khi vẫn tích cực tiến hành việc xây dựng chiến

lược theo đúng nghĩa của nó, trong tình hình hiện nay cần phải tiến hành song song với tinh thần hết sức khẩn trương một liệu pháp khác mang tính tình thế với một hệ thống những biện pháp tích cực và ngắn hạn. Những biện pháp thuộc liệu pháp này không được mâu thuẫn với những nội dung cơ bản của chiến lược dài hạn đã nêu ở trên. Theo cách đó cần phải có những chính sách với những quy định chặt chẽ theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho các chủ hộ về vốn, về tiêu thụ nông sản hàng hóa, về mối quan hệ 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông, về việc làm, về giải quyết đời sống…, trong đó quan trọng và nổi lên là chính sách về đất đai. Nhà nước cần nghiên cứu điều chỉnh mức hạn điền, cách dồn điền đổi thửa (hiện đang có tác dụng nhất định nhưng bị vướng về mức hạn điền); thay đổi tư duy về việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp của nông dân.

Thứ hai, bằng những biện pháp tích cực và đồng bộ, làm cho gói kích cầu

khu vực nông nghiệp, nông thôn đến với kinh tế hộ nhanh chóng nhất và phát huy tác dụng tích cực nhất.

Ngày 4-4-2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số: 497/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc, thiết bị, vật tư sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dượng nhà ở nông thôn. Theo đó, quy định các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ lãi suất 4% với mức vay tối đa 100% giá trị hàng hóa nhưng không quá 7 triệu đồng/ha đối với vật tư sản xuất nông nghiệp và không quá 50 triệu đồng đối với vật liệu làm nhà ở nông thôn .

Với quy định trên đây, có thể thấy, Chính phủ đã hướng gói kích cầu này đến đối tượng chủ yếu là kinh tế hộ. Mức cho vay và lãi suất ưu đãi đó là thích hợp với các chủ thể là kinh tế hộ, vì quy mô của kinh tế hộ không lớn như các doanh nghiệp, nhà cửa của cư dân nông thôn cũng không đòi hỏi một lượng chi phí xây dựng lớn như cư dân đô thị. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ra làm thế nào để gói kích cầu khu vực nông nghiệp, nông thôn đến với kinh tế hộ nhanh và có hiệu quả nhất, không để nông dân phải đối mặt với những “rào cản kỹ thuật” do các ngân hàng đưa ra do sợ gặp rủi ro - điều đã xảy ra khi thực hiện gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Vì vậy, Chính phủ cần có những quy định tiếp theo đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện gói kích cầu này; không dừng lại ở những quy định thuần túy mang tình chất hành chính mà phải bằng chế tài.

Thứ ba, tiến hành các cuộc khảo sát và tổng kết thực tiễn về những mô

hình tổ chức sản xuất mới có sức phát triển đối với kinh tế hộ trên địa bàn nông thôn để nhân rộng.

Ngày 31-3-2009, Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Nam giới thiệu mô hình sản xuất nông nghiệp kiểu mới. Theo đó, từ vụ xuân 2009, tại thôn Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục bắt đầu triển khai một mô hình sản xuất nông nghiệp kiểu mới với việc cơ giới hoá đồng bộ từ khâu làm đất, gieo cấy, phun thuốc trừ sâu và sau này là thu hoạch. Đây là mô hình được áp dụng lần đầu tiên ở địa phương theo chương trình khuyến nông của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp kiểu mới, mối quan hệ giữa Nhà nước và nhà nông được thực hiện chặt chẽ trên thực tế và quan hệ liên minh công - nông cũng hết sức rõ ràng. Nhà nước hỗ trợ một phần về vật chất và kỹ thuật (thôn Vị Hạ đã được hỗ trợ từ 30-50% kinh phí để đầu tư 10 công cụ sạ hàng, 5 máy cày nhỏ, 5 máy phun thuốc trừ sâu, 1 máy gặt đập liên hoàn và xây dựng 1 trạm bơm hai máy với tổng công suất 1.080m3/giờ); hộ nông dân đóng phí dịch vụ theo quy định, đóng góp một phần kinh phí đối ứng qua đầu sào. Riêng những người trong tổ dịch vụ cơ giới góp vốn đối ứng nhiều hơn và một khoản tiền đặt cược để gắn trách nhiệm. Trung tâm Khuyến nông quốc gia giúp tập

huấn về một số nội dung kỹ thuật để chủ hộ có thể giám sát quá trình hoạt động của tổ chức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo ý kiến các nhà quản lý của địa phương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện mô hình này vừa tiết kiệm được chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho hộ nông dân (gấp gần 2 lần so với trước), vừa dễ thâm canh, phòng trừ sâu bệnh và tạo điều kiện để sản xuất theo hướng hàng hoá tập trung.

Hoặc những mô hình về dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất, mô hình về thu, gom, mua nông sản hàng hóa cho nông dân, mô hình về tổ chức bảo vệ mùa màng, chống thất thu sau thu hoạch, hay “mô hình phát triển nông thôn toàn diện của huyện Phước Long, Bình Phước..."

---

QUY MÔ SẢN XUẤT LỚN CÓ HIỆU QUẢ HƠN QUY MÔ NHỎ

Nghiên cứu ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cho thấy, một hộ trồng lúa với diện tích trên 3 ha sẽ đạt hiệu quả cao gấp 5-6 lần các hộ sản xuất có quy mô nhỏ hơn 1 ha. Một nghiên cứu khác của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, năng suất lao động trong các hộ nông dân có dưới 1/4ha đất, thấp hơn các hộ có trên 2 ha đất, là 2,5 lần. Trong khi đó, phần lớn hộ nông dân ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có diện tích canh tác trung bình dưới 0,3ha/hộ, tức là dưới 600 m2/người, chỉ luẩn quẩn trong vòng tự cung tự cấp. Trên phạm vi cả nước, có đến 1/3 hộ nông dân sản xuất nhỏ, không có khả năng tái sản xuất mở rộng.

Vấn đề đặt ra không đơn thuần là quy mô sản xuất mà là sự khác biệt của 2 hệ thống công nghệ, một bên là lao động thủ công và bên kia là khả năng áp dụng cơ giới hoá, công nghệ và phương thức quản lý ở trình độ cao hơn. Trong khi thuỷ sản đang chuyển mạnh sang áp dụng các hệ thống thâm canh, bán thâm canh theo kiểu công nghiệp và đạt kết quả khích lệ thì không ít nông dân, diêm dân vẫn chủ yếu áp dụng các hệ thống sản xuất quảng canh, quy mô nhỏ, lạc hậu; không ít nơi tuy trồng giống lúa mới nhưng vẫn theo kiểu “con trâu đi trước cái cày theo sau”, tát nước bằng gầu, cuốc đất tay, gánh phân vai; tuy nuôi lợn lai nhưng vẫn cho ăn bèo tây, cây chuối như nhiều chục năm trước.

Điều tra của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NN&PTNT (IPSARD) cho thấy, từ năm 2002, mức tích luỹ trung bình một người ở nông thôn tăng lên rõ rệt, nhưng cũng chỉ đạt chưa đầy 800.000 đồng/năm, rất thấp để có thể đầu tư một cách có hiệu quả. Tỷ lệ hộ có tài sản cố định nhiều nhất là chuồng trại chăn nuôi cũng chỉ chiếm gần 30%. Còn lại, các tài sản cố định khác như: vườn cây, trâu bò, lợn nái, lợn đực giống, bình bơm thuốc trừ sâu chỉ trên

dưới 15%. Những hộ gia đình có tài sản cố định giá trị cao, như: nhà xưởng, ô tô, máy kéo… chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Khả năng tích luỹ thấp, lại hạn chế về vốn cho nên chỉ có khoảng 28% số hộ dự kiến đầu tư mở rộng sản xuất với số vốn khoảng 3 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, các hộ nông dân có quy mô sản xuất nhỏ còn thiếu khả năng tiếp cận với thị trường, khoa học và công nghệ. Hệ quả là, trong suốt 10 năm qua, kinh tế nông thôn Việt Nam vẫn nặng về nông nghiệp, tới 79% cơ cấu kinh tế hộ, trong đó 50% từ trồng trọt. Ngoài ra, các số liệu thống kê cho thấy, trong 5 năm qua, năng suất lúa đã chững lại ở mức 5,4 tấn/ha, trong khi đó, giá vật tư đầu vào và chi phí sản xuất tăng cao. Ví dụ, chỉ trong 3 năm gần đây, giá thành sản xuất lúa, trung bình tăng 1,5 lần. Điều đó dẫn đến một thực tế là: Nông dân không còn thiết tha với đồng ruộng.

Rõ ràng, sự phát triển của kinh tế thị trường và sức sản xuất ở nông thôn đã lộ rõ những hạn chế của sản xuất kinh tế hộ và đang là trở ngại phát triển kinh tế thị trường ở nông thôn. Theo TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng IPSARD, thu nhập từ đất nông nghiệp không đáng là bao so với ngày công người ta bỏ ra. Trong khi đó, chính sách của chúng ta lại không cho phép những mảnh đất ấy được tích tụ trở lại để những người có vốn, có khả năng lao động sử dụng nó một cách tốt hơn.

“Nếu chúng ta cứ giữ quy mô kinh tế hộ như thế này, và người dân ĐBSH không muốn bán đất vì giá không được bao nhiêu, mà cứ giữ như một thứ tài sản riêng thì trong tương lai, chắc chắn lợi thế của nông nghiệp sẽ còn giảm nữa” – ông Sơn nói.

Đồng quan điểm này, GS. TS Võ Tòng Xuân, Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, cho rằng, với lối làm ăn đơn lẻ hiện nay, đại bộ phận nông dân Việt Nam sẽ khó trụ nổi trước sự cạnh tranh khốc liệt từ bên ngoài.

Ông Xuân thẳng thắn: “Mình xem Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore sao nước họ giàu, bởi vì họ bán hàng hoá cho người giàu. Còn mình bán cho người nghèo hoài thì cũng nghèo hoài, còn muốn bán hàng cho người giàu thì phải theo đúng điều kiện họ đặt ra. Như thế, muốn cho người nông dân

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế hộ và kinh tế trang trại (Trang 38 - 44)