Về nghiệp vụ: Phải bảo đảm tính đơn giản, rõ ràng, công khai, dân chủ và tính khả thi.

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ NGÀNH THUẾ VIỆT NAM pdf (Trang 29 - 30)

2. Mục tiêu, yêu cầu chủ yếu của việc đổi mới hệ thống chính sách thuế

2.5- Về nghiệp vụ: Phải bảo đảm tính đơn giản, rõ ràng, công khai, dân chủ và tính khả thi.

thi.

Đối tượng thực hiện chính sách thuế là mọi tầng lớp dân cư và mọi cán bộ quản lý, thu thuế và một số cán bộ thuộc ngành khác (như kho bạc, ngân hàng...). Do đó việc ban hành các nguyên tắc, chế độ, biện pháp để thực hiện các luật thuế phải bảo đảm tính đơn giản, rõ ràng, công khai, dân chủ và tính khả thi thông qua việc thể chế hoá bằng những quy định cụ thể trong từng văn bản pháp quy. Qua đó, mọi người đều được biết, hiểu và làm thống nhất, khắc phục được cách hiểu thế nào cũng được, làm thế nào cũng đúng, dễ tạo tuỳ tiện, tiêu cực trong cách vận dụng.

Để việc hiểu và thực hiện các luật thuế được thống nhất giữa người nộp thuế và người thu thuế, giữa các địa phương, mỗi sắc thuế đều phải có những quy định thật rõ ràng, cụ thể, đẩy đủ về đối tượng đánh thuế, đối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế, thuế suất, thuế biểu, phương pháp thu, nghĩa vụ kê khai, nộp thuế, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan thuế, của cơ sở kinh doanh; điểm nào có thể phát sinh hiểu lầm, cần phải giải thích đầy đủ. Với nội dung như trên, mỗi công dân hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh có thể biết được chắc chắn mình phải nộp thuế gì, nộp thuế thế nào, phải làm gì theo đúng quy định trong từng luật thuế, cách tính thuế ra sao,... nộp bao nhiêu và từng người, từng đơn vị có thể tự mình thực hiện được việc kiểm tra, tính thuế, kê khai và nộp thuế đầy đủ vào Kho bạc Nhà nước theo hướng dẫn, quy định của cơ quan thuế.

Quan điểm công khai, dân chủ được quán triệt ngay từ quá trình soạn thảo các dự luật thuế, thông qua các cuộc trao đổi, hội thảo, thông báo công khai để tranh thủ được ý kiến tham gia của các nhà khoa học, các cán bộ quản lý, các cơ sở kinh doanh và mọi người dân, đối với chính sách thuế dự kiến đổi mới. Các luật thuế phải thể hiện đầy đủ nguyện vọng, đòi hỏi chính đáng của mọi tầng lớp dân cư, kết hợp được hài hoà với lợi ích của Nhà nước và người nộp thuế. Các văn bản pháp quy đã được chính thức ban hành đều được công khai hoá, thông báo rộng rãi để tạo điều kiện cho mọi người nắm được nội dung và làm đúng, đồng thời tham gia kiểm tra, kiểm soát, phát hiện với cơ quan thuế

những hiện tượng làm sai luật thuế, cả đối với người nộp thuế và cán bộ quản lý, thu thuế. Yêu cầu dân chủ trong việc thực hiện các Luật thuế còn được biểu hiện ở chế độ khoán doanh thu, mức thuế của từng cơ sở kinh doanh cần có ý kiến của bản thân người kinh doanh đó và sự tham gia của những người trong tổ kinh doanh, trong các hội đồng tư vấn về thuế ở các phường, xã.

Tính khả thi của luật thuế được thể hiện chủ yếu qua các mức thuế suất được xây dựng trên cơ sở điều tra, khảo sát tình hình hoạt động một cách cụ thể, có sự phân tích khoa học, toàn diện, thận trọng, phù hợp với khả năng đóng góp của từng đối tượng nộp thuế. Các biện pháp về tổ chức thực hiện phù hợp trình độ quản lý của Nhà nước, khả năng quản lý của cán bộ thuế trong hoàn cảnh sản xuất, kinh doanh ở ta phổ biến là phân tán, chủ yếu ở quy mô nhỏ và vừa, chế độ và kỷ luật về kế toán, chứng từ, hoá đơn chưa được củng cố. Những đặc điểm đó đòi hỏi hệ thống thuế mới phải đơn giản; biểu thuế, cách tính thuế không quá phức tạp, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ NGÀNH THUẾ VIỆT NAM pdf (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w