Về tài chính: Thuế phải bảo đảm nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước Một ngân sách quốc gia lành mạnh phải dựa trước hết vào các nguồn thu từ nội bộ nền

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ NGÀNH THUẾ VIỆT NAM pdf (Trang 25 - 27)

2. Mục tiêu, yêu cầu chủ yếu của việc đổi mới hệ thống chính sách thuế

2.1- Về tài chính: Thuế phải bảo đảm nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước Một ngân sách quốc gia lành mạnh phải dựa trước hết vào các nguồn thu từ nội bộ nền

Một ngân sách quốc gia lành mạnh phải dựa trước hết vào các nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân. Muốn vậy, hệ thống thuế phải bao quát được hết các nguồn thu có thể bồi dưỡng, khai thác cho NSNN, từ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi tiêu dùng xã hội, mọi thu nhập cao v.v... Phấn đấu để thuế chiếm tỷ trọng trên 80%-90% trong tổng số thu Ngân sách; phải đề cao ý thức tự nguyện, tự giác chấp hành nghĩa vụ khai báo, nộp thuế của mọi tổ chức, cá nhân.

Mức động viên về thuế bao giờ cũng phải lấy từ tổng sản phẩm quốc nội, từ thu nhập quốc dân. Do đó, thuế phải phát huy tác dụng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển để tạo được nguồn thu lớn cho NSNN. Khả năng có thể động viên còn phụ thuộc vào trình độ và ý thức tiết kiệm trong sản xuất, tiêu dùng. Vì vậy, nguồn thu chủ yếu của ngân sách là thuế phải góp phần khuyến khích thực hiện tốt chính sách tiết kiệm cả trong sản xuất, tiêu dùng và khơi dậy được ý thức giác ngộ của dân về nghĩa vụ nộp thuế. Phải tạo được sự đồng tình, ủng hộ và nhất trí cao trong các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, cá nhân từ mức động viên thích hợp, thông qua hệ thống chính sách thuế hợp lý, phục vụ có hiệu quả công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Đổi mới hệ thống thuế còn phải được giải quyết đồng bộ với chính sách tài chính quốc gia. Chính sách động viên về thuế phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ với sự sắp xếp lại cơ cấu chi tiêu của Ngân sách Nhà nước theo hướng xoá bỏ các khoản chi mang tính bao

cấp, phô trương, hình thức, lãng phí, đặc biệt là thực hiện tốt chủ trương giảm nhẹ biên chế trong bộ máy hành chính sự nghiệp. Các Mác đã nhận định: "bộ máy Nhà nước cồng kềnh và thuế khoá nặng nề là hai khái niệm đồng nghĩa". Nếu không tinh giản được bộ máy hành chính cồng kềnh, kém hiệu quả, thì thuế động viên bao nhiêu cũng chỉ là "gió vào nhà trống"; khó có một hệ thống chính sách thuế phù hợp với khả năng đóng góp của nhân dân và đáp ứng được nhu cầu chi tiêu cần thiết của Nhà nước, góp phần giảm bội cho ngân sách, kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, giá cả.

2.2-

Về kinh tế: Thuế phải thực sự là công cụ có hiệu lực góp phần quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế:

Cùng với việc đổi mới công tác kế hoạch, giá cả và các đòn bẩy kinh tế khác, thuế phải đóng vai trò quan trọng hàng đầu của Nhà nước để thực hiện yêu cầu quản lý và điều tiết vĩ mô mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần thực hiện các cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân, giữa tích luỹ và tiêu dùng, xuất và nhập, tiền và hàng, cung và cầu... , thông qua chính sách phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các ngành nghề, các tầng lớp dân cư. ý nghĩa điều tiết của chính sách thuế bao gồm hai mặt: khuyến khích những ngành nghề, những đơn vị, những mặt hàng cần thiết cho sản xuất, đời sống, xuất khẩu và hạn chế sản xuất, tiêu dùng những mặt hàng, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, cao cấp. Trong điều kiện hiện nay, hệ thống thuế và các chính sách thuế mới phải khuyến khích mạnh mẽ việc bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, phục vụ ba chương trình kinh tế lớn (lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu), khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở bình đẳng trong chính sách động viên đóng góp về thuế; khuyến khích khai thác nguyên vật liệu trong nước thay thế nguyên vật liệu nhập khẩu và tranh thủ vốn hợp tác với nước ngoài để phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông, không ngừng nâng cao khả năng tích luỹ.

Việc đổi mới hệ thống chính sách thuế phải phát huy được tác dụng thúc đẩy tổ chức và sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh, chuyển mạnh các đơn vị kinh tế sang hạch toán kinh doanh; vừa khuyến khích mở rộng giao lưu hàng hoá, vừa đấu tranh hạn chế mua bán lòng vòng, chống đầu cơ, tích trữ, lũng đoạn thị trường, hướng dẫn và khuyến khích mở cửa, nhưng phải góp phần bảo vệ sản xuất nội địa.

Nhà nước còn sử dụng công cụ thuế phục vụ yêu cầu kiểm kê, kiểm soát và hướng dẫn mọi hoạt động kinh tế phát triển theo định hướng của kế hoạch Nhà nước và theo chính sách quản lý tài chính - kinh tế chung của cả nước và riêng trên từng địa bàn lãnh thổ.

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ NGÀNH THUẾ VIỆT NAM pdf (Trang 25 - 27)