Kiểm tra độ bám dính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến chất lượng mạ xoa (Trang 63 - 65)

- Tốc độ phát triển các mầm ấy.

b.Kiểm tra độ bám dính

Độ bám là một tính chất quan trọng của lớp mạ, lớp mạ có thể bị bong do lực cơ học tác dụng, do biến dạng, do bị phồng rộp do khí sinh ra, bị tróc rỉ v.v… nhất là khi bề mặt không đ−ợc chuẩn bị tốt, độ bám của các lớp mạ trên nền kim loại sẽ đáp ứng đ−ợc mọi yêu cầu sử dụng thông th−ờng. Độ bám cực đại có thể đạt tới chính là độ bền liên kết hoàn chỉnh nhất giữa kim loại mạ và kim loại nền.

Độ bền này th−ờng bằng hoặc lớn hơn sức bền của kim loại yếu nhất trong cặp “lớp mạ - nền”.

Độ bám lớp mạ không tốt, nguyên nhân chủ yếu do khâu chuẩn bị bề mặt tr−ớc khi mạ không tốt. Ngoài ra độ bám chắc còn chịu ảnh h−ởng của thành phần dung dịch, chế độ làm việc, hệ số giãn nở nhiệt giữa kim loại nền và lớp mạ. Thử độ bám dính đ−ợc chia thành hai loại: Thử phá hủy và thử không phá hủy.

- Thử không phá hủy:

Là ph−ơng pháp thử không cần phá hỏng chi tiết, không phá hỏng lớp mạ. có các ph−ơng pháp sau:

+ Thử siêu âm: Khoảng rỗng giữa lớp mạ và kim loại nền sẽ đ−ợc xác định bằng siêu âm, việc thử đ−ợc tiến hành bằng thiết bị siêu âm, cho đàu dò l−ớt trên bề mặt lớp mạ. Nếu bất kỳ có chỗ rỗng nào hoặc có hiện t−ợng tách lớp thì đều phát hiện đ−ợc. Ph−ơng pháp này rất tốt để thử độ bám dính nh−ng không phải dùng cho mọi cơ sở sản xuất.

+ Thử bằng băng dán: Ph−ơng pháp thử này rất nhanh và dễ, chỉ dùng để xác định những lớp bám dính tồi và không bám sính, việc thử này đ−ợc thực hiện bằng băng dán.

Tr−ớc hết vùng thử phải đ−ợc làm sạch và làm khô, dán băng thử lên bề mặt này tránh chạm tay vào băng. Băng phải đ−ợc ép xuống cẩn thận, sau đó đột ngột lột ra khỏi lớp mạ theo chiều vuông góc với bề mặt lớp mạ, kiểm tra phía mặt bám dính của băng, nếu có bất kỳ lớp mạ nào dính vào băng, thì đó là độ bám dính của lớp mạ tồi.

+ Gia công mài lớp mạ: Một ph−ơng pháp khác để thử lực bám dính khi không phá hỏng chi tiết là ph−ơng pháp gia công mài lớp mạ. Nếu dùng ph−ơng pháp này thì điều cần là lớp mạ phải dày hơn lớp mạ yêu cầu để sau khi gia công mài, chi tiết vẫn còn đủ kích th−ớc, ứng suất đ−ợc tạo ra trong khi mài sẽ chỉ thị mối liên kết của lớp mạ.

+ Thử chọc hoặc thử vạch x−ớc, lực bám dính có thể thử bằng cách dùng một dụng cụ đẩy giữa lớp mạ và lớp kim loại nền. Những lớp mạ này, dùng một mũi đục và một búa đề gõ, những lớp mạ mỏng cũng dùng ph−ơng pháp thử t−ơng tự, nh−ng thay mũi đục bằng một con dao. Bất kỳ lớp mạ nào bị tách khỏi kim loại nền chứng tỏ lực bám dính tồi.

+ Thử va đập: Lớp mạ dày 25,6 àm hoặc dày hơn có thể thử bằng cách va đập lên lớp mạ nhiều lần bằng búa, thử lớp mạ ở mọi điểm chỗ nào gõ búa vào mà có lớp mạ bong ra thì chứng tỏ là lớp mạ tồi.

+ Mài hoặc c−a: Lấy một mẫu chi tiết đã mạ và mài một canh chi tiết, bằng đá mài, chiều mài từ phía kim loại nền đến lớp mạ. Nếu lực bám dính tồi, thì lớp mạ sẽ bong ra khỏi kim loại nền. Dùng c−a thay cho mài, chiều cắt cũng từ phía kim loại nền đến lớp mạ, ph−ơng pháp này th−ờng có hiệu quả hơn đối với lớp mạ cứng hoặc giòn.

+ Thử uốn: Ph−ơng pháp thử uốn chỉ dùng khi mẫu thử là lọai mỏng. Mẫu thử bẻ gập 1800 rồi bẻ lại, hoặc uốn nhiều lần cho đến khi kim loại nền gẫy ra. Nếu có dấu hiệu là lớp mạ tách khỏi kim loại nền hoặc dễ bị bóc ra thì đó là lực bám dính tồi. Lớp mạ cũng có thể nứt ra nh−ng không phải là lực bám dính tồi nếu nh− lớp mạ vẫn còn bám dính vào kim loại nền thì lực bám dính tốt.

+ Xoắn vật mạ quan trục thẳng đứng của mẫu đến khi lớp mạ bong, số lần soắn càng nhiều, độ bám càng tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến chất lượng mạ xoa (Trang 63 - 65)