Thiết kế chương trình kiểm toán

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng quy trình lập kế hoạch kiểm toán dự án do Công ty Hợp danh Kiểm toán và Tư vấn STT thực hiện pps (Trang 59 - 60)

3. Thiết bị không tiêu hao

2.3.2.3 Thiết kế chương trình kiểm toán

Để thiết kế được chương trình kiểm toán chi tiết, KTV cần tiến hành các công việc sau: - Đưa ra cách tiếp cận kiểm toán chi tiết cho mỗi tài khoản chứa rủi ro cao, đưa ra cách tiếp cận kiểm toán chi tiết cho mỗi tài khoản chứa rủi ro thấp, và phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán.

- Kế hoạch kiểm tra chi tiết cho từng tài khoản.

Đưa ra cách tiếp cận kiểm toán cho phù hợp với từng khoản mục.

Sau khi xác định được rủi ro tiềm tàng, KTV bắt đầu định hướng cho cuộc kiểm toán để có thể đưa ra độ đảm bảo hợp lý cho các ý kiến kiểm toán sau này. Để làm được điều đó, KTV cần dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp thập được trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán. Các thủ tục này được chia làm hai loại: Thủ tục kiểm soát, và thủ tục kiểm tra chi tiết số dư. Việc định hướng trong sử dụng thủ tục kiểm soát hay thủ tục kiểm tra chi tiết dựa trên việc xác định độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ dự án và xét trong mối quan hệ với thời gian thực hiện kiểm toán và chi phí kiểm toán.

Ví dụ như với dự án X, hệ thống kiểm soát nội bộ được coi là hoạt động có hiệu quả, rủi ro kiểm soát ở mức thấp nhưng do là khách hàng mới nên KTV vẫn thận trọng, kết hợp cả thủ tục kiểm soát và thủ tục kiểm tra chi tiết số dư, nhưng sẽ thiên về kiểm tra chi tiết để thu thập được nhiều bằng chứng và giảm thiểu rủi ro. Đối với mỗi khoản mục, định hướng của KTV cũng sẽ khác nhau. Với khoản mục Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, chi phí, tài sản trang thiết bị… là các tài khoản có số dư nợ, KTV xác định mục tiêu kiểm toán có thể bị ảnh hưởng là mục tiêu về tính hiện hữu và tính đúng kỳ của các khoản mục được ghi chép. Đối với khoản mục liên quan đến tạm ứng từ cấp trên, ngân sách rót xuống…KTV nhận định sai sót có thể liên quan là việc ghi chép thấp hơn số thực thu và tính không đúng kỳ của khoản mục…Với các nhận định mang tính nghề

nghiệp, KTV sẽ xác định được phương pháp kiểm toán chi tiết cho từng khoản mục và các loại bằng chứng thích hợp cần thu thập để làm cơ sở cho các ý kiến kiểm toán.

Kế hoạch kiểm tra chi tiết cho từng tài khoản

Đối với kiểm toán dự án, công việc chủ yếu cần phải thực hiện là việc xác minh tính trung thực và hợp lý của các khoản thu, chi dự án. Do vậy kế hoạch kiểm tra chi tiết sẽ được lập cụ thể cho các khoản mục quan trọng như: Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, chi phí và thu nhập. Kế hoạch kiểm toán cụ thể được lưu vào file kiểm toán trước khi thực hiện kiểm toán. Dưới đây là kế hoạch kiểm tra chi tiết cho khoản mục tiền mặt, tiền gửi ngân hang và thiết bị không tiêu hao

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng quy trình lập kế hoạch kiểm toán dự án do Công ty Hợp danh Kiểm toán và Tư vấn STT thực hiện pps (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)