XUẤT BẢN VẼ 3D RA GIẤY

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ MÔ HÌNH 3D BẰNG AUTOCAD - ĐỖ ĐỨC TRUNG (Trang 109 - 112)

Các bản vẽ xuất ra giấy bằng máy in (Printer) hay máy vẽ (Plotter). Thực hiện xuất bản vẽ ra giấy dùng lệnh Plot hoặc Print.

Khi thực hiện lệnh Plot nếu biến CMDDIA = 1 thì xuất hiện hộp thoại Plot. Khi biến này bằng 0 chỉ xuất hiện các dòng nhắc. Lệnh Plot đã giới thiệu kỹ trong tài liệu 2D.

Khi in các hình chiếu phối cảnh ta chọn tỷ lệ theo scale to Fit.

Trình tự thực hiện in bản vẽ trong không gian giấy vẽ:

Trình tự in bản vẽ trong paper Space có các bước đầu tiên giống như tạo các hình chiếu 2D từ mô hình 3D.

1. Xây dựng mô hình bằng các lệnh đã học.

2. Đặt biến TILEMODE = 0, chọn nút MODEL trên dòng trạng thái hoặc chọn nút LAYOUT1, LAYOUT2 chuyển sang môi trường làm việc không gian giấy vẽ. Biểu tượng không gian giấy vẽ xuất hiện. lúc này ta nên chú ý là mô hình vẫn chưa xuất hiện trên màn hình.

3. Định lại giới hạn bản vẽ trong không gian giấy vẽ (lệnh Limits và Zoom-

All).

4. Không gian giấy vẽ được xem như là mặt phẳng hai chiều, do đó ta có thể chèn khung tên và các đường khung bản vẽ mẫu vào bản vẽ hiện hành (sử dụng lệnh Insert). Tuy nhiên ta có thể tạo khung tên và các đường khung bản vẽ sau khi thực hiện lệnh Mview.

5. Sau khi tạo xong khung tên và đường bao ta sử dụng lệnh Mview để tạo các khung nhìn động. Các khung nhìn động có thể có kích thước bất kỳ và nằm chống lên nhau. Chú ý rằng các khung nhìn được tạo bằng lệnh Mview sẽ nằm trên lớp đang hiện hành và mang các tính chất của lớp hiện hành như color, linetype,…Nếu sau đó lại tắt (OFF) hoặc đóng băng lớp này thì đường bao khung nhìn sẽ tắt đi và sẽ không được in ra. Tuy nhiên các hình ảnh bên trong khung nhìn vẫn được giữ nguyên và ta có thể in chúng.

6. Dùng lệnh Mspace chuyển sang không gian mô hình và sử dụng lệnh

chiếu khác nhau (hình 10.1). Để chỉnh kích thước các hình chiếu trên các khung nhìn ta dùng lệnh zoom theo tỷ lệ XP (tỷ lệ này chỉ có thể sử dụng khi biến TILEMODE = 1). Đây là tỷ lệ quan hệ giữa mô hình và tỷ lệ in trong không gian giấy vẽ.

Ví dụ: Muốn cho kích thước mô hình gấp 2 lần kích thước khi in ra trong

không gian giấy vẽ thì tỷ lệ sẽ là 1/2XP. Tại mỗi khung nhìn ta định như sau: Comman: Zoom ↵

Specify corner of window, enter a scale factor (nX or nXP), or [All/Center/Dynamic/Extents/Previous/Scale/Window] <real time>: 1/2XP

.

Ta lần lượt thực hiện lệnh Zoom cho các khung nhìn còn lại.

7. Sử dụng lệnh Mvsetup để chỉnh vị trí mô hình. Khi đang ở không gian mô hình các lớp của mỗi khung nhìn độc lập với nhau. Sử dụng lệnh Vplayer tạo các lớp riêng cho các khung nhìn động, khi đó các đối tượng tạo trên lớp này sẽ không xuất hiện các khung nhìn khác.

8. Chuyển sang không gian giấy vẽ, sau đó ta có thể nhập các dòng chữ vào bản vẽ, ghi kích thước.

9. Dùng lệnh Mview để gán che nét khuất cho mô hình trong các khung nhìn khi in.

Command: Mview ↵

Specify corner of viewport or [ON/ OFF/ Fit/ Hideplot/ Lock/Object/Polygonal/Restore/2/3/4]<Fit>: F ↵

Hidden line removal for plotting [ON/OFF]: ON

Select objects: (Chọn khung nhìn nào mà ta muốn che nét khuất khi in bằng cách chọn vào đường bao của khung nhìn đó).

Muốn che khuất các đường bao các khung nhìn thì ta tắt lớp chứa đường bao khung nhìn (là lớp hiện hành khi sử dụng lệnh Mview), hoặc ta tạo một lớp tên KHUNG và sử dụng lênh Properties hoặc Chprop chuyển các đường bao khung nhìn về lớp này, sau đó tắt lớp này đi.

11. Sau khi định cấu hình máy ta thực hiện lệnh Plot, lúc này ô chọn Hide objects không có tác dụng vì trong không gian phẳng việc che nét khuất cho các mô hình trong các khung nhìn định bằng lệnh Mview.

Trình tự thực hiện việc in các hình chiếu và che các nét khuất thực hiện chung cho các mô hình 3D. Tuy nhiên từng loại mô hình có các đặc điểm như sau:

- Đối với mô hình dạng Wireframe ta không thể che các nét khuất được. - Nếu sử dụng lệnh Solprof để tạo các đường biên và đường khuất thì khi in ta tắt lớp chứa mô hình và không cần thực hiện lệnh Mview để che các nét khuất, vì khi đó ta chỉ có các đối tượng trong không gian giấy vẽ.

Sau khi thay đổi các biên như 11 bước ở trên ta thực hiện in bản vẽ bằng lệnh Plot.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ MÔ HÌNH 3D BẰNG AUTOCAD - ĐỖ ĐỨC TRUNG (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w