Qúa trình hình thành và phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long (Trang 55 - 56)

I. Khái quát chung về công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long

1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty

Tên gọi: Công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long

Tên giao dịch: THANGLONG GENERAL TRADING AND TOURISM COMPANY (GTC)

Điện thoại: 04 – 8223058

Công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Du lịch Hà Nội, Đảng bộ công ty trực thuộc Đảng uỷ khối du lịch. Công ty hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản ngân hàng (kể cả tài khoản ngoại tệ) và được sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước.

Công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long được thành lập theo quyết định số 1671/QĐ-UB ngày 15/05/1996 của UBND Thành phố Hà Nội và quyết định số 3333/QD-UB ngày 08/10/1996 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê chuẩn bản điều lệ tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh sản xuất và dịch vụ của công ty.

Tiền thân của công ty là khách sạn Giảng Võ và khách sạn Chi Lăng được sát nhập năm 1996 và lấy tên là Công ty Du lịch và thương mại Giảng Võ. Từ khi thành lập, công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long đã hoạt động đa ngành nghề trên nhiều lĩnh vực:

- Kinh doanh khách sạn và lữ hành du lịch.

- Kinh doanh dịch vụ nhà ở và nhà làm việc cho người nước ngoài, làm đại lý bán vé máy bay.

- Tổ chức vui chơi, giải trí thể thao.

- Kinh doanh hàng tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng, công phẩm, điện máy, thực phẩm ăn uống.

- Làm đại lý tiêu thụ hàng hoá cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

- Tổ chức hội chợ triển lãm, quảng cáo và dịch vụ xúc tiến thương mại, tổ chức hội thảo, đào tạo chuyên ngành.

- Kinh doanh dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí.

Khởi điểm, các doanh nghiệp sát nhập đều là những đơn vị yếu kém, kinh doanh không hiệu quả, làm ăn thua lỗ nặng nề, quy mô hạn hẹp, tổ chức sản xuất kinh doanh mang tính phân tán nên nợ đọng chồng chất, cơ sở vật chất nghèo nàn, không đồng bộ. Khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp là thiếu vốn lưu động trầm trọng, tài chính còn hạn chế nên khả năng tạo bước phát triển đột phá nhằm nâng cao kết quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh còn hạn chế.

Năm 1997, 1998 là giai đoạn công ty khôi phục lại cái cũ, tạo đà phát triển. Công ty đổi tên thành: “Công ty Du lịch và thương mại tổng hợp

Thăng Long” theo quyết định số 2998/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội

ngày 28/7/1998 và giữ tên đó cho đến nay. Tháng 9/1998, công ty sát nhập thêm công ty ăn uống dịch vụ Quốc Tử Giám và bổ sung các ngành nghề kinh doanh như:

- Sản xuất kinh doanh và thiết kế các loại bao bì. - Thiết kế, trang trí nội thất cho nhà ở và văn phòng. - Kinh doanh dịch vụ vận chuyển

- Tổ chức hội chợ triển lãm, quảng cáo và dịch vụ xúc tiến thương mại Năm 1999 – 2000 là khoảng thời gian công ty có nhiều thay đổi, mở hướng sang kinh doanh siêu thị và các dịch vụ khác. Chất lượng các ngành nghề kinh doanh được chú ý nâng cao.

Năm 2000 – 2002, công ty bắt đầu phát triển mạnh, có nhiều bước đột phá. Công ty sát nhập thêm các đơn vị khác: Công ty du lịch Đồng Lợi, Công ty du lịch văn hoá Từ Liêm và Xí nghiệp vận tải khách và du lịch sông Hồng. Công ty bắt đầu liên doanh với các công ty nước ngoài và mở chi nhánh đi các tỉnh trong cả nước.

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w