Loại trừ ảnh hưởng hậu quả của sự cố hạt nhân 1 Biện pháp lựa chọn địa điểm

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn điện hạt nhân (Trang 44)

3.5.1 Biện pháp lựa chọn địa điểm

Trong vấn đề lựa chọn địa điểm, người ta cần phải tính đến ảnh hưởng của phóng xạ lên dân chúng trong điều kiện nhà máy điện hạt nhân hoạt động bình thường và khi xảy ra sự cố hạt nhân. Chất phóng xạ xâm nhập vào con người có thể trực tiếp hoặc gián tiếp qua không khí, nước và các dây chuyền sản xuất thức ăn. Cho nên, ngoài việc loại trừ con đường mà phóng xạ có thể ảnh hưởng đến đời sống dân chúng, địa điểm xây dựng nhà máy cần được chọn ở những vùng:

- Xa khu dân cư và không ở đầu luồng gió. - Không có mạch nước ngầm chảy qua.

- Nước thải ra từ nhà máy không được chảy qua các vùng dân cư mặc dù đã qua xử lý.

Trên địa phận có nhà máy điện hạt nhân, để đảm bảo an toàn bức xạ, ở Nga người ta đã quy định những vùng đặc biệt xung quanh nhà máy:

- Vùng xây dựng nhà máy.

- Vùng bảo vệ - vệ sinh, cách vùng nhà máy điện hạt nhân từ 3 đến 5 km, không có dân.

- Vùng quan sát, cách vùng nhà máy điện hạt nhân 20 – 30 km, có dân sinh sống. Ở vùng này, vấn đề sức khỏe của dân chúng và suất liều phóng xạ luôn được theo dõi và kiểm tra.

Để xây dựng nhà máy điện hạt nhân, cần phải có các phương án chuẩn bị đối phó với sự cố. Vì vậy, các đặc trưng về địa điểm và môi trường xung quanh cần được xem xét để không ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các kế hoạch khắc phục sự cố.

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn điện hạt nhân (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)