Hệ thống tự động dập lò khẩn cấp

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn điện hạt nhân (Trang 38 - 40)

Hệ thống tự động dập lò khẩn cấp có chức năng độc lập với hệ thống điều khiển lò phản ứng. Chức năng của hệ thống tự động dập lò khẩn cấp là đưa vào vùng hoạt gần như tức thời những chất hấp thụ rất mạnh nơtron trong những trường hợp cần thiết. Hình 6 nêu lên các trường hợp dẫn đến dập lò khẩn cấp. Bất kỳ sự kiện được liệt kê trong hình 6 xuất hiện thì ngay lập tức có tín hiệu sự cố bằng chuông reo và ánh sáng trên bảng điều khiển và đồng thời hệ thống dập lò khẩn cấp thực thi nhiệm vụ của mình. Do việc đưa chất hấp thụ rất mạnh nơtron (độ phản ứng âm lớn) vào vùng hoạt, lò phản ứng bị dập tắt ngay.

Mạch điện và mạch lôgic của hệ thống tự động dập lò khẩn cấp được tách rời với các mạch điện và lôgic của các hệ thống thiết bị máy móc vận hành nhà máy trong điều kiện bình thường. Vì vậy, các yêu cầu điều khiển thông thường và dập lò khẩn cấp không có khả năng ảnh hưởng lẫn nhau.

39 Một trong các sự kiện rất ít khi xảy ra nhưng cần được nêu lên là việc hư hỏng hệ thống tự động dập lò khẩn cấp. Hậu quả của sự kiện này có thể làm tăng độ phản ứng, dư thừa áp suất trong hệ thống tải nhiệt vòng 1, dư thừa nhiệt độ nhiên liệu hoặc có thể là những nguyên nhân của các hư hỏng khác đối với nhà máy. Vì vậy, yêu cầu được đặt ra cho việc thiết kế hệ tự động dập lò khẩn cấp là phải tuân thủ các nguyên tắc: dự phòng, tách rời và đa dạng. Tùy theo từng loại lò, người ta có thể sử dụng dung dịch chứa chất hấp thụ nơtron (axit bo), các thanh nhiên liệu với độ giàu cao đã cháy, nhưng thông dụng nhất vẫn là các thanh hấp thụ mạnh nơtron (Cadmi hoặc Cac-bua bo), để tạo thành hệ thóng tự động dập lò khẩn cấp.

Hình 6. Các điều kiện tự động dập lò khẩn cấp Số nơtron trong lò (công suất) tăng

Mực nước trong lò giảm (*)

Áp suất trong lò tăng (hoặc giảm)

Thiết bị ghi nhận nơtron không làm việc

Áp suất trong thùng lò tăng

Van cô lập hơi chính đóng

Van kiểm tra tuabin đóng

Van ngừng cung cấp hơi cho tuabin đóng

Hoạt độ phóng xạ trong ống dẫn hơi chính tăng (*)

Rung động địa chấn tăng

Cán bộ điều khiển dập lò bằng tay

Tăng lượng hóa hơi của chất tải nhiệt vòng 1 (**)

Công suất nhiệt lớn hơn khả năng làm nguội của chất tải nhiệt (**) Lưu lượng chất tải nhiệt vòng 1 giảm (**)

Mực nước trong thiết bị sinh hơi giảm (**)

Tín hiệu dập lò xuất hiện

Hệ thống tự động dập lò sự cố và hệ điều khiển làm việc

Công suất lò giảm nhanh

Lò dưới tới hạn

(*)

Đối với lò BWR (**)

Nếu chỉ sử dụng các thanh hấp thụ nơtron thì không thể ít hơn 2 nhóm thanh như vậy được thiết kế độc lập về mặt lôgic để bảo đảm tốt chức năng dập lò khẩn cấp khi sự cố xảy ra. Riêng đối với lò Candu, bên cạnh hệ thống các thanh hấp thụ mạnh nơtron như trên, chất làm chậm có thể thoát nhanh từ bể Calandria (thùng lò phản ứng) vào bể chứa phía dưới và lò phản ứng sẽ bị dập tắt ngay.

Mặc dù, nhà máy điện hạt nhân được thiết kế và xây dựng với chất lượng cao, độ tin cậy lớn,..., nhưng một loạt các sự kiện xuất phát từ những nguyên nhân bên trong hay bên ngoài nhà máy đều có thể xảy ra và dẫn đến các sự cố hạt nhân như nóng cháy các thanh nhiên liệu, phá hủy vùng hoạt và thải chất phóng xạ thoát ra môi trường. Vì vậy, đối với nhà máy điện hạt nhân, cần phải có các biện pháp để hạn chế hậu quả của sự cố hạt nhân.

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn điện hạt nhân (Trang 38 - 40)