Truyền hình thực tế (reality show)

Một phần của tài liệu Lịch sử báo chí xu hướng phát triển của báo chí (Trang 74 - 78)

- Kết hợp giữa thông tin đời thường, thông tin giải trí và thông tin chiến đấu

c.Truyền hình thực tế (reality show)

Truyền hình thực tế (reality show) là những show truyền hình mà người tham gia là những người không chuyên,được quay cảnh đời sống thật và trong một mức độ nào đó không có bàn tay của đạo diễn can thiệp.

Đây là loại hình rất phổ biến ở các quốc gia phát triển, đặc biệt là ở Mỹ. Để tạo ra cảm xúc thật và mới lạ cho công chúng, các đài truyền hình tiến hành xây dựng các chương trình trong đó người tham gia sẽ được thể hiện cảm xúc thật, hành động thật như trong đời thường mà không chịu sự chi phối của đạo diễn. Có thể hiểu là người tham gia sẽ quên đi sự hiện diện của máy quay và sống như cuộc sống thường ngày. Những hình ảnh đó sẽ được máy ghi lại và truyền

tới cho công chúng.

Một ví dụ điển hình của chương trình truyền hình thực tế đó là American Idol của FOX. Ra đời

ngày 11/6/2002 và từ đó đến nay nó trở thành một show ăn khách nhất trên truyền hình.

Nguyên tắc của chương trình này đó là người chơi sẽ tham gia thi hát và trước đó chưa từng tham gia cuộc thi nào. Phải là công dân Mỹ hoặc người làm việc tại Mỹ ít nhất 3 mùa. Độ tuổi từ 16 – 24 và có thể nâng lên thành 28 khi bước vào mùa thứ 4.

Truyền hình thực tế vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Đầu năm 2005, VTV3 xuất hiện Khởi nghiệp và ngay lập tức thu hút người xem mỗi tuần. Đây có thể được coi là show truyền hình thực tế tiên phong tại Việt Nam. Cũng trong năm này, Vượt lên chính mình, Ngôi nhà mơ ước (HTV thực hiện) - một dạng truyền hình thực tế khác - ra mắt.

Đến năm 2006, Phụ nữ thế kỷ 21 mới thật sự là chương trình truyền hình thực tế đúng nghĩa đầu tiên tại VN. Ngay khi ra mắt bạn xem đài, chương trình đã tạo được sự chú ý bởi tính tươi mới, chân thật và thẳng thắn. Tuy là một cuộc thi truyền hình nhưng các thí sinh (TS) được thoải mái bộc lộ quan điểm và cá tính, những điểm mạnh và cả điểm yếu của mình để từ đó phác họa nên những nét độc đáo của phụ nữ thế kỷ ngày nay.

Sau Phụ nữ thế kỷ 21 có thể kể đến Ước mơ của tôi, Vui là chính, Thần tượng âm nhạc - Vietnam Idol. Và tháng mười tới, HTV cũng sẽ phát sóng "Funny video home" (bản quyền của Mỹ) với những tình huống hài xảy ra trong gia đình do khán giả tự quay và gửi đến. Đây sẽ là chương trình "mồi" để các khán giả VN gửi những video clip tương tự về gia đình mình cho đài biên tập và phát sóng.

Dẫu biết truyền hình thực tế từng tạo được nhiều thiện cảm và thành công ngoài mong đợi ở nước ngoài, nhưng khi chọn một chương trình làm vừa lòng người Việt thật không dễ. Như Vui là chính khi mới vào VN cũng bị phản đối kịch liệt vì một số chương trình không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Phụ nữ thế kỷ 21 năm ngoái bị chê là cứng nhắc trong việc biến các TS thành những "nữ cường nhân" bất đắc dĩ.

Người Việt nhìn chung hiền hòa, chân tình nhưng không phải ai cũng đủ cởi mở và tự tin để tham gia các show truyền hình thực tế. Các TS và cả khán giả VN

phần lớn vẫn chưa dạn ống kính, không quen bày tỏ bản thân, quan điểm trước bàn dân thiên hạ.

Nhưng ngay cả khi những người trong cuộc dám thẳng thắn nói lên chính kiến của mình thì công chúng cũng chưa hẳn đã chấp nhận. Dư luận rất hay khen - chê vu vơ nhưng lại thờ ơ, ngần ngại trong việc tham gia "cuộc chơi" (nhắn tin bình chọn, gửi ý kiến góp ý, tham gia diễn đàn trên trang web của chương trình… ) cũng chính là rào cản cho việc phát triển truyền hình thực tế tại VN.

MC - cầu nối không thể thiếu của chương trình, đặc biệt là những chương trình mới toanh, với khán giả - cũng là vấn đề gây đau đầu cho các nhà sản xuất. Hầu hết những show THTT thành công ở nước ngoài đều mang đậm dấu ấn của MC.

Tại VN, thật không dễ để tìm kiếm ra một MC năng động, thông minh, dí dỏm, nhạy cảm, giỏi ứng biến... (tiêu chuẩn để dẫn một show truyền hình thực tế). Vì vậy hiện tại vẫn chưa có MC nào của các show THTT tại VN chiếm được nhiều cảm tình của bạn xem đài, giúp người xem tiếp cận với thể loại mới mẻ này một cách "ngọt ngào" nhất.

Sau vài chương trình đã ra mắt có thế thấy truyền hình thực tế không phải là "món" dễ xơi đối với các nhà sản xuất hay công ty quảng cáo. Như Vui là chính, sau khi tiếp thu ý kiến của khán giả, chương trình được biên tập cẩn thận hơn. Tháng chín này, Vui là chính sẽ không còn là truyền hình thực tế nữa mà được dàn dựng với phần biểu diễn của các nghệ sĩ. Còn những chương trình khác, kể cả mua bản quyền từ một chương trình ăn khách nhất thế giới, dẫu được sự ủng hộ của người xem vẫn chưa thể là "con gà đẻ trứng vàng".

Các nhà sản xuất chương trình "than" làm truyền hình thực tế tốn kém và vất vả gấp 5 - 6 lần những show giải trí khác. Như show Phụ nữ thế kỷ 21 năm ngoái tiêu tốn trên 500.000 USD (tiền bản quyền, thực hiện, quảng bá, giải thưởng...) nhưng không thành công lắm về mặt thương mại: rating (lượng người xem) chưa cao như mong đợi và số spot quảng cáo trong chương trình cùng lượt người nhắn tin bình chọn chỉ đạt mức vừa phải.

Nhà tổ chức cho biết họ mất khoảng nửa năm để chuẩn bị và thực hiện chương trình. Riêng phần dựng, hậu kỳ đã tốn đến hai tháng. Chương trình được quay tại nhiều thành phố khác nhau như Quảng Ninh, Nha Trang, TP.HCM... Và có 3 - 4 nhóm quay cho một nội dung để bắt đủ mọi hình ảnh, góc độ, cảm xúc... của TS.

Còn với VN Idol, số spot quảng cáo giữa chương trình chỉ mới tăng từ vòng Gala. Ba vòng trước đó (thử giọng, nhà hát, piano) kéo dài suốt hai tháng, cũng chỉ có "người nhà” (các nhãn hàng thuộc Tập đoàn Unilever như Clear, Lipton, Close up... ) quảng cáo giữa chương trình.

Tuy chưa thống kê được con số đã chi nhưng VN Idol cũng tốn công, tốn của và nhân lực đáng kể. Chương trình đã đi qua bốn thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ. Êkip thực hiện chính khoảng 100 người. Mỗi một tiết mục cũng có 6-7 nhóm quay. Vòng nhà hát được coi là "vòng kinh hoàng" khi các TS và êkip thực hiện phải làm việc từ 10g-2g, 3g sáng hôm sau trong ba ngày liên tục.

Tính đến thời điểm hiện tại, các chương trình truyền hình thực tế ở VN vẫn chỉ ở mức quảng bá cho một nhãn hàng, một thương hiệu công ty chứ chưa đủ mạnh để tạo nên một trào lưu hay cơn sốt giải trí như game show từng có được. Vì thế, THTT vẫn chưa cho thấy sức ảnh hưởng và tài lộc thu được từ… thực tế. Tuy thế, đó vẫn là "món" hấp dẫn và chắc chắn sẽ xuất hiện nhiều vào thời gian tới.

“Theo tôi, thói quen chỉ xem hình cho vui mắt của công chúng là thói quen đã qua... Ngày nay, công chúng chú ý xem truyền hình tương tác để mong giải quyết được những vấn đề gì mà họ đang quan tâm. Các chuyên mục như “Đối thoại”, “Chính sách - cuộc sống”, “Sự kiện - bình luận”, gần đây có “Người xây tổ ấm” trên VTV (đi sâu vào “tế bào” gia đình với nhiều tình huống chạm trán thử thách trong cuộc sống đời thường)... được người xem gọi điện thoại, gửi thư hoặc email rất đông” - nhà báo

CHƯƠNG III – XU HƯỚNG BÁO CHÍ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Lịch sử báo chí xu hướng phát triển của báo chí (Trang 74 - 78)