8. Báo chí công dân
1.1 Sự thay đổi trong cách trình bày.
Báo in cổ điển trước đây được định dạng là một loại báo viết trên giấy chuyên dụng, khổ to. Một bài có tít chính, sapo, các tít phụ. Khi trình bày vào trong trang báo thì chỉ thấy toàn chữ rất ít hình ảnh mà nếu có thì cũng chỉ là ảnh nhỏ theo kiểu ảnh chân dung. Kiểu làm báo ấy đã trở nên lỗi thời trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Cái đầu tiên đập vào mắt độc giả đó là hình thức của tờ báo. Rõ ràng so với truyền hình và báo mạng thì báo in khó mà cạnh tranh được về mặt hình ảnh. Những thay đổi đầu tiên bắt đầu từ hình thức vì hình thức là yếu tố đầu tiên thu hút người đọc.
Hình thức trang báo bao gồm các yếu tố như: măng sét, khổ báo, chữ, đường ranh giới, khung, nền, biểu tượng mục, tranh ảnh, màu sắc.
• Măng sét (tên báo): là phần in cỡ chữ lớn, thường được trình bày ngay
đầu trang nhất, gồm: cơ quan chủ quản, huy chương, khẩu hiệu, số xuất bản, trụ sở, điện thoại, giá bán…Tên báo được lựa chọn, thiết kế chuẩn mẫu và giữ ổn định song măng sét không phải là yếu tố bất biến. Sự thay đổi măng sét sẽ tạo nên một sự thay đổi lớn đối với tờ báo và nếu phù hợp, hiện đại thì nó sẽ như luồng gió thổi hồn vào các trang báo. Một măngsét đơn giản, hợp lí, được thiết kế công phu, tính đến mọi hiệu quả mảng phối, sự phù hợp giữa các dáng chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc… đảm bảo tính thẩm mỹ cao là một yêu cầu đối với măng sét báo.
• Khổ báo: Có ba loại khổ chính là
A2= 420x594, khổ vừa A3=297x420, khổ nhỏ A4=210x297. Theo quan điểm truyền thống, những tờ báo khổ lớn là đại diện cho dòng báo chất lượng cao. Nhưng việc đi tiên phong trong việc thu hẹp khổ của tờ báo trong những năm vừa qua đã chứng minh một điều: mọi quan điểm truyền thống đều có thể thay đổi. Những tờ báo tiên phong là những tờ nổi tiếng như The
Telegraph, Finalcial Times (Anh), tờ Metro (Tàu điện ngầm)… Đây là sự đổi mới về hình thức để tạo một sự “tiếp cận” ban đầu thật ấn tượng với độc giả. Và phản ứng của độc giả rất tốt, lượng báo phát hành lớn chính là những thành công của công cuộc đổi mới này. Tờ báo đi đầu trong xu hướng này là tờ Independent của Anh. Trong năm 2003, tờ này giới thiệu một ấn bản khổ nhỏ, bán song song với ấn bản khổ lớn để khẳng định với độc giả rằng nội dung không hề thay đổi. Người đọc yêu mến tờ khổ nhỏ vì sự tiện lợi của nó, đặc biệt là trên các chuyến tàu. Tirage của Independent đã tăng 15% mỗi năm, và chỉ trong vòng dăm ba tháng sau, người ta không còn thấy bóng dáng Independent khổ lớn đâu nữa.
Tờ Times của London uy tín cũng lựa chọn cách này. Kết quả rất khả quan tỉ lệu tirage -8% trên một năm thành gần dương 3% một năm.
Tờ Guardian, một trong những tờ nhật báo chính thống đáng tôn trọng nhất nước Anh, cũng đã tuyên bố đổi tờ báo sang “hình thức gọn nhẹ” (một thuật ngữ mà ban biên tập tờ này thay cho từ “khổ nhỏ”).
Tờ Wall Street Journal châu Âu là một cái tên nổi tiếng nhưng lại làm ăn thua lỗ. Và tháng 10/2005 tờ báo đã biến thành tờ khổ nhỏ.
85 tờ báo đã chuyển đổi sang báo khổ nhỏ từ 2001 đến năm 2005 có 28 tờ báo nữa đã chuyển sang dạng báo khổ nhỏ hơn đăng tin vắn tắt.“Quan niệm cho rằng báo
lớn là đáng tôn trọng còn những tờ báo nhỏ chỉ biết giật gân nay đã hoàn toàn thay đổi.” - ông Jim Chisholm, tư vấn chiến lược của Hiệp hội Báo chí thế giới Wan nói.
Tờ Die Welt nổi tiếng ở Đức đã chuyển hầu như toàn bộ nội dung sang tập san khổ nhỏ và “đóng gói” nó thành những gì mà họ gọi là “một tờ để mang theo bên mình”.
Biên tập viên Peter phát biểu tại Hội nghị hàng năm của hiệp hội báo chí thế giới cho rằng: “Tờ khổ nhỏ sẽ tập trung vào tin tức, trong khi phiên bản khổ to lại đăng những bài phân tích và thông tin nền”. Và theo ông “khổ nhỏ dễ đọc về tất cả những gì mà bạn thực sự muốn biết”.
Ông Jim Chisolm, tư vấn chiến lược của WAN khẳng định “những con số phát
hành báo khổ nhỏ cho thấy báo khổ rộng sẽ chết nếu thị trường cứ tiếp tục phản ứng như hiện nay và độc giả cứ việc mua những gì họ muốn”.
Ở Việt Nam đã có nhiều tờ báo có sự đổi mới về mặt thiết kế, trình bày tiêu biểu như “Tạp chí người làm báo”, từ số tháng 6-2004 đã thay đổi kiểu chữ, măng – set mới và đổi khổ từ khổ cũ là 19x27cm sang khổ mới là 20x30 cm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bạn đọc và hội viên hội Nhà báo cả nước. Ngày 1/3/2005 báo Lao động ra bộ mới với những thay đổi từ măng – sét đến cơ cấu trang.
Đã xưa rồi cách làm báo chỉ có chữ và chữ. Những trang báo khô khan bây giờ đã được thổi vào một luồng gió mới đó là sự xuất hiện những tranh ảnh, bảng, biểu đồ. Tranh có thể vẽ bằng tay hay bằng máy vi tính. Chính hình thức mới này đã tạo cho tờ báo những mảng khối sống động và ấn tượng.
Sự độc đáo, mang dấu ấn sáng tạo của người làm báo, người nghệ sĩ đã thu hút sự quan tâm của người đọc. Chúng ta có thể dễ dàng thấy những hình ảnh to đẹp với màu sắc rực rỡ, sinh động không kém hình ảnh trên báo mạng và truyền hình.
Ví dụ: Tờ Hoa học trò có hình thức trình bày với những ảnh lớn có màu sắc rực rỡ. Những hình ảnh này thường được đặt lên trang bìa để tạo sự thu hút đối với độc giả. Thực tế những trang bìa đẹp, rực rỡ thực sự đã tạo ấn tượng đặc biệt với độc giả trẻ tuổi. Nhân vật trang bìa cũng là những gương mặt trẻ tuổi năng động, trẻ trung.
Không chỉ trang bìa trong nội dung của một số báo như Thời trang trẻ, màn ảnh sân khấu, Thế giới học đường…cũng có những cách trình bày ảnh rất độc đáo nhằm mục đích tạo ấn tượng mới lạ cho bài viết.
Xu hướng những năm gần đây là ảnh là bắt buộc phải có đối với mỗi trang báo. Sự xuất hiện của ảnh không chỉ hút mắt độc giả mà còn làm cho nội dung bài viết thêm sinh động và khách quan.
Màu sắc: Các báo trước đây thường chỉ in với hai màu đen trắng thì giờ đây đã
xuất hiện những tờ báo in màu. Màu sắc hài hòa sẽ tạo cho tờ báo có điểm nhấn. Những bức ảnh khbtcó màu sắc cũng sẽ hấp dẫn hơn. Tờ USD Today là một ví dụ
điển hình. Những năm 80 của thế kỉ trước là thời kì mà New York Times và Wall Street Juornal chiếm vị trí độc tôn với những trang báo khổ lớn in bằng hai màu trắng đen với những bài viết phân tích dài dòng. Bên cạnh hai tờ báo này còn rất nhiều tờ báo địa phương khác có lượng độc giả đông đảo. Nhưng sự xuất hiện của USD Today như một liều thuốc “cải lão hoàn sinh” với nền báo in khá đơn điệu, tẻ nhạt của Mỹ lúc bấy giờ. Dù để lẫn với hàng trăm tờ báo khác trong sạp, USD Today vẫn được độc giả nhìn thấy và dễ dàng nhận ra. Đây là lí do để USD Today trở thành một trong những đại gia của nền báo chí Mỹ. Sự phá cách ở hình thức với màu sắc, biểu đồ, hình vẽ, trưng cầu… đã khiến cho USD Today trở thành “một cô gái điệu đà” có sự tươi trẻ nổi bật so với những tờ báo già cỗi, cũ kĩ. Không những vậy, cách thể hiện của tờ báo cũng rất bắt mắt, các bài viết chủ chốt đều được đặt tít và sapo ngay trang đầu. Hai góc trái và phải của tên báo, nơi được cho là quan trọng và thiêng liêng nhất đối với mỗi tờ báo, đều được sử dụng bình đẳng như bất kì chỗ nào trên trang nhất, có thể là hình ảnh, là tít và sapo… Đây cũng là tờ báo in duy nhất tại Mỹ sử dụng phông chữ Gulliver. Có thể nói USD Today là tờ báo tiên phong cho phong cách trẻ hóa và hiện đại của báo in tại Mỹ trong hơn hai thập kỷ qua.
Tuy nhiên nếu quá lạm dụng màu sắc sẽ dẫn đến phù phiếm khiến người đọc rối mắt. Chúng ta có thể dễ dàng thấy một số tờ
quá lạm dụng màu sắc như tờ Nguyệt san, tờ 2! của báo Hoa học trò, tờ thế giới Học đường, một số tờ báo về thời trang…
Ví dụ: Tờ sinh viên dưới đây đã sử dụng màu sắc quá nhiều và không hài hòa khiến trang báo trông hết sức lòe loẹt. Người đọc bị hoa mắt vì quá nhiều màu được pha trộn vào nhau như kiểu canh thập cẩm. Tuy có màu sắc khá bắt mắt nhưng do quá lạm dụng nên gây phản tác dụng.