Khai thác, sử dụng triệt để đặc điểm của phát thanh

Một phần của tài liệu Lịch sử báo chí xu hướng phát triển của báo chí (Trang 59 - 60)

Việc khai thác để các yếu tố bổ trợ trong phát thanh giúp cho phát thanh tránh tình trạng đài là nơi đọc báo cho công chúng nghe. Phải biến chương trình phát thanh thành một chương trình sinh động, hấp dẫn chứ không phải là đọc dịch từ báo in mà ra.

Các yếu tố bổ trợ đắc lực cho lời phát thanh là: Tiếng động hiện trường:

Tiếng động hiện trường có hai dạng cơ bản: Tiếng động thực của hiện trường và tiếng động được lưu giữ trong các băng dữ liệu.

Để có thể có được chất lượng âm thanh tốt thì phải luôn có kho dự trữ âm thanh Phát thanh sử dụng tiếng động hiện trường nhằm tạo sự hấp dẫn cho nội dung, tính chân thực, thuyết phục cho thông tin của mình, Khi tiếng động hiện trường được sử dụng tốt sẽ tạo ra giao diện lớn đối với thính giả, tạo sự sinh động cho tác phẩm. Nó giúp truyền tải ý đồ của tác giả và khả năng liên tưởng của độc giả được nâng cao hơn. Do không được phụ trợ bởi hình ảnh nên có thể tạo ra khả năng hình dung, tưởng tượng cho thính giả được coi là một thành công.

Âm nhạc:

Âm nhạc được sử dụng trong phát thanh nhằm tạo tính linh hoạt mềm mại cho thông tin và giúp thông tin đến với công chúng dễ dàng hơn. Theo nhà nghiên cứu của Úc thì trong một chương trình phát thanh thì âm nhạc chiếm tới 35 – 45% là phù hợp nhất.

Âm nhạc có thể làm thành một chương trình riêng hoặc làm nền cho các chương trình khác. Nhặc cắt, nhạc hiệu, nhạc nền… giúp cho các chương trình thêm đa dạng, làm nên cái riêng, cái đặc trưng, là yếu tố hỗ trợ tạo khả năng thu hút cao hơn cho các chương trình.

Trong chương trình phát thanh hiện đại do có các phương tiện kỹ thuật số do đó âm nhạc được xử lí và cắt, ghép một cách trơn tru quá, đang làm giảm dần đi tính hấp dẫn của những âm thanh mộc mạc.

Một phần của tài liệu Lịch sử báo chí xu hướng phát triển của báo chí (Trang 59 - 60)