- Nếu các cột nội boong bị dịch chuyển theo phương ngang tàu ra
3.1.4. Yêu cầu về đảm bảo độ bền kết cấu thân tàu
Để đảm bảo cho con tàu hoạt động an toàn, tin cậy trong điều
kiện khai thác đòi hỏi các chi tiết kết cấu thân tàu phải đáp ứng được những yêu cầu cụ thể sau:
- Kết cấu phải đủ bền để không bị nứt, vỡ hay phá hủy.
- Kết cấu phải đủ cứng để đảm bảo không bị biến dạng quá mức.
- Kết cấu phải ổn định để luôn giữ được hình dạng ban đầu.
Để đảm bảo những yêu cầu trên thì bất kỳ một kết cấu nào cũng như quy cách bố trí nó phải đảm bảo độ bền chung toàn tàu
và độ bền cục bộ của mỗi kết cấu.
+ Độ bền chung tàu: Phải xác định được ứng suất và biến dạng
xuất hiện trong các kêt cấu thân tàu dưới tác dụng của ngoại lực đặt theo phương thẳng đứng và không tính đến ngoại lực tác dụng ngang như lực đẩy chân vịt, lực cản môi trường…dưới tác dụng
của ngoại lực sẽ gây uốn và xoắn thân tàu. Xét trường hợp tàu bị
uốn thì các kết cấu thân tàu phải đảm bảo mômen uốn chung và
ứng suất uốn chung không vượt quá giới hạn cho phép.
+ Độ bền cục bộ: Kết cấu thân tàu là một tổ hợp gồm nhiều kết cấu
ngoài tham gia bảo đảm sức bền dọc toàn bộ thân tàu đồng thời
còn chịu tác dụng của các tải trọng riêng như áp lực nước, trọng lượng hàng hóa…nên nó còn các kết cấu còn chịu biến dạng cục
bộ. Độ bền cục bộ được hiểu là độ bền của các khung dàn riêng biệt dưới tác dụng trực tiếp của tải trọng. Do vậy mỗi kết cấu đảm
bảo biến dạng cục bộ khi uốn cục bộ không gây ra ứng suất lớn hơn giá trị ứng suất giới hạn cho phép.
Chương 13: PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN THUẬT