Giới thiệu về Quy phạm Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật thiết kế tàu (Trang 40 - 41)

- Thành phần hóa học của các nguyên tố lớn, công nghệ chế tạo

Chương 6: M ột số quy định về sử dụng thép theo Đăng Kiểm

2.4.1. Giới thiệu về Quy phạm Việt Nam

Đăng kiểm có tên gọi sát nghĩa là cơ quan phân cấp tàu. Nhìn chung, nhiệm vụ chính của các cơ quan phân cấp tàu là giám sát kỹ thuật và phân cấp phù hợp với các yêu cầu được quy định bằng luật.

Đăng kiểm Việt Nam là cơ quan giám sát và phân cấp tàu, thực hiện công tác giám sát kỹ thuât, phân cấp, định mạn khô, đo dung tích tàu, giám sát việc thực hiện các yêu cầu của Công ước

quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia.

Đối tượng kiểm tra, giám sát của cơ quan phân cấp là các loại tàu nói chung, các máy móc, trang thiết bị dùng trên tàu, các công trình trên biển cùng tất cả trang thiết bị trên đó.

Các cơ quan này tiến hành hàng loạt công tác nghiên cứu khoa học liên quan đến thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng, duy tu tàu và trang thiết bị đồng thời đưa ra các Quy phạm liên quan đến độ bền, an toàn tàu cùng trang thiết bị.

Quy phạm tàu thép của đăng kiểm Việt Nam mang tên: Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép.

"Quy phạm Phân cấp và Đóng tàu biển vỏ thép - 2003" được biên soạn trên cơ sở tham khảo "Quy phạm Kiểm tra và Đóng tàu" của Đăng kiểm Nhật Bản (NK), sử dụng một số tiêu chuẩn có bổ sung sửa đổi của hệ thống Quy phạm tàu biển đã ban hành (từ TCVN : 4002-85 đến TCVN 4021-85) và TCVN 2172 QĐ/KHKT- 1993, cập nhật các quy định mới nhất của các Công ước quốc tế hiện hành của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) và các Tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO).

Đồng thời Quy phạm này cũng đề cập đến những kinh nghiệm trong đóng mới và khai thác tàu biển, những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ của Việt Nam và thế giới trong thời gian qua kể từ khi xuất bản Quy phạm lần trước.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật thiết kế tàu (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)