Các biện pháp bảo toàn tài sản trong giải quyết phá sản

Một phần của tài liệu Ôn thi CPA 2009 môn pháp luật về kinh tế (Trang 88 - 91)

II. HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH, THƢƠNG MẠ

5. Các biện pháp bảo toàn tài sản trong giải quyết phá sản

Để bảo toàn tài sản phục vụ cho việc giải quyết phá sản, Luật Phá sản có những quy định nhằm bảo toàn tài sản.

a) Các giao dịch bị coi là vô hiệu

Trong thời gian 3 tháng trước ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giao dịch sau đây của doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là vô hiệu:

- Tặng, cho động sản và bất động sản cho người khác;

- Thanh toán hợp đồng song vụ trong đó phần nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã rõ ràng là lớn hơn phần nghĩa vụ của bên kia;

- Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn;

- Thực hiện việc thế chấp, cầm cố tài sản đối với các khoản nợ; - Các giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản.

Khi các giao dịch trên bị tuyên bố vô hiệu thì những tài sản đó phải được thu hồi và nhập vào khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ không có bảo đảm có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố các giao dịch trên của doanh nghiệp, hợp tác xã là vô hiệu.

b) Đình chỉ hợp đồng đang có hiệu lực

Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, nếu xét thấy việc đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì hợp đồng đó bị đình chỉ thực hiện. Chủ nợ, con nợ, tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng.

c) Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản, thẩm phán có quyền ra quyết định áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản. Các biện pháp đó gồm:

- Cho, bán hàng hoá dễ hư hỏng hoặc sắp hết thời gian sử dụng; - Kê biên, niêm phong tài sản;

- Phong toả tài khoản của doanh nghiệp, hợp tác xã tại ngân hàng;

- Niêm phong kho quỹ, thu giữ, quản lý sổ sách kế toán, tài liệu liên quan của doanh nghiệp, hợp tác xã;

- Cấm hoặc buộc doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, tổ chức khác có liên quan thực hiện một số hành vi nhất định.

Ngoài những biện pháp chủ yếu nêu trên, trong những trường hợp cụ thể, có thể áp dụng một số biên pháp khác như đăng ký giao dịch bảo đảm, đình chỉ thi hành án dân sự hoặc giải quyết vụ án./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật Dân sự 2005 (Phần Thứ ba).

2. Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (Chương 2, Chương 3 Phần thứ nhất). 3. Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003.

4. Luật Doanh nghiệp 2005 (có hiệu lực từ 1.7.2006). 7. Luật Đầu tư 2005 (có hiệu lực từ 1.7.2006).

9. Luật Thương mại 2005 (có hiệu lực từ 1.1.2006). 10. Luật Phá sản 2004.

11. Luật Cạnh tranh 2004.

12. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (có hiệu lực ngày 01 tháng 10 năm 2002).

17. Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003. 18. Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004.

19. Nghị định 108/2006/NĐ- CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành mô ̣t số điều của Luâ ̣t Đầu tư.

20. Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

21. Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua ban hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

22. Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.

23. Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 tháng 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.

24. Nghị định số 09/2007/TT-BTM ngày 17/7/2007 của Bộ Thương mại hướng dẫn Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/2/2007 của Chính phủ.

25. Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

26. Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá.

27. Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 về đăng ký kinh doanh.

28. Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

29. Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật cạnh tranh.

30. Nghị định số 67/2006/NĐ-CP ngày 11/7/2006 của Chính phủ hướng dẫn áp dụng Luật phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức hoạt động của tổ quản lý, thanh lý tài sản.

31. Nghị định số 25/2003/NĐ-CP ngày 15/01/2004 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Trọng tài thương mại.

32. Nghị định số 101/2006/NĐ- CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ Đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

33. Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần.

34. Nghị định số 111/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về Tổ chức, quản lý TCT Nhà nước và chuyển đổi TCT Nhà nước, công ty Nhà nước độc lập, công ty Mẹ là công ty Nhà nước hoạt động theo hình thức Công ty Mẹ - Công ty Con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

35. Nghị định số 80/2005/NĐ-CP ngày 22/6/2005 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước.

36. Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

37. Nghị định số 109/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 của Chính phủ về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

38. Nghị định số 114/2008/NĐ-CP ngày 03/11/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phá sản đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác.

39. Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.

Một phần của tài liệu Ôn thi CPA 2009 môn pháp luật về kinh tế (Trang 88 - 91)