Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mạ

Một phần của tài liệu Ôn thi CPA 2009 môn pháp luật về kinh tế (Trang 74 - 76)

II. HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH, THƢƠNG MẠ

4. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân

4.2. Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mạ

thương mại

a) Thẩm quyền theo vụ việc

Có bốn nhóm tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004):

Thứ nhất, tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá

nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: - Mua bán hàng hóa;

- Cung ứng dịch vụ; - Phân phối;

- Đại diện, đại lý; - Ký gửi;

- Thuê, cho thuê, thuê mua; - Xây dựng;

- Tư vấn, kỹ thuật;

- Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa;

- Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; - Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;

- Đầu tư, tài chính, ngân hàng; - Bảo hiểm;

- Thăm dò, khai thác.

Thứ hai, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá

nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

Thứ ba, tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành

viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

Thứ tư, các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy

định.

b) Thẩm quyền của Tòa án các cấp

Ở Việt Nam, có hai cấp tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm là Tòa án cấp huyện và Tòa án cấp tỉnh.

Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về kinh doanh, thương mại từ điểm a đến điểm i thuộc nhóm 1 của thẩm quyền theo vụ việc nêu trên.

Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án còn lại, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Khi cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện.

c) Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ

Khi đã xác định tranh chấp được giải quyết tại Toà án cấp nào, còn phải xác định Toà án ở địa phương nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ và thi hành án, Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự ngày 15 tháng 6 năm 2004 quy định:

- Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án về kinh doanh thương mại là Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc của bị đơn (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức).

- Để bảo đảm quyền tự định đoạt của các bên, pháp luật tố tụng còn quy định các bên có tranh chấp cũng có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn (nếu nguyên đơn là cá nhân) hoặc nơi nguyên đơn có trụ sở (nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức) giải quyết vụ án.

- Trường hợp vụ án liên quan đến bất động sản thì Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

d) Thẩm quyền xét xử theo sự lựa chọn của nguyên đơn

Trong thực tế, khi xác định thẩm quyền của Toà án theo cấp và theo lãnh thổ sẽ có trường hợp có nhiều Toà án cùng có thẩm quyền giải quyết một vụ án. Chính vì vậy, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, tạo điều kiện thuận lợi cho nguyên đơn khi tiến hành khởi kiện, pháp luật còn quy định nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án để yêu cầu giải quyết vụ án trong các trường hợp sau đây (Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004):

- Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có tài sản, nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú cuối cùng của bị đơn giải quyết.

- Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết.

- Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;

- Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án một trong các bị đơn có cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết. - Nếu tranh chấp đến bất động sản mà bất động sản ở nhiều nơi khác nhau, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

Một phần của tài liệu Ôn thi CPA 2009 môn pháp luật về kinh tế (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)