Trước khi ban hành Luật Đầu tư năm 2005, khái niệm đầu tư kinh doanh chưa được định nghĩa thống nhất trong các văn bản pháp luật. Luật Đầu tư, với phạm vi điều chỉnh là hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh, đã định nghĩa: "Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư"9
. Đặc biệt Luật Đầu tư còn đưa ra định nghĩa về hoạt động đầu tư làm cơ sở để phân biê ̣t giữa đầu tư và hoa ̣t đô ̣ng đầu tư, theo đó hoạt động đầu tư được hiểu là hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao gồm các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lí dự án đầu tư10
.
Cần phân biệt khái niệm đầu tư kinh doanh với khái niệm kinh doanh (thương mại). Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, kinh doanh được định nghĩa là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Bên cạnh khái niệm kinh doanh, pháp luật hiện hành còn đưa ra định nghĩa pháp lý về hoạt động thương mại. Theo nghĩa kinh điển thì hoạt động thương mại là hoạt động mua bán, là cầu nối giữa sản xuất với tiêu thụ và tiêu dùng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, khái niệm thương mại đã được mở rộng đến các lĩnh vực sản xuất, phân phối, dịch vụ, đầu tư...với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Vì lẽ đó, việc xác định ranh giới giữa hoạt động thương mại và hoạt động kinh doanh ngày càng khó khăn và ít có ý nghĩa. Có thể đồng nhất giữa khái niệm kinh doanh và khái niệm thương mại ở chỗ, chúng đều là hoạt động của các chủ thể kinh doanh, thương mại nhằm mục đích lợi nhuận. Luật Thương mại năm 2005 đã định nghĩa hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này là mọi hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, trong đó có hoạt động đầu tư. Với cách hiểu về thương mại như vậy, hoạt động đầu tư kinh doanh được coi là một bộ phận của hoạt động thương mại.