II. HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH, THƢƠNG MẠ
35 Các bên tham gia loại thỏa thuận này có thể làm thủ tục để được hưởng miễn trừ có thời hạn.
quan36. Khi doanh nghiệp có vị trí độc quyền thì ngoài các hành vi bị cấm như đối với trường hợp doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, doanh nghiệp (có vị trí độc quyền) còn bị cấm thực hiện các hành vi sau:
- Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;
- Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.
d) Tập trung kinh tế
Theo Luật Cạnh tranh (Điều 16), tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp, bao gồm:
- Sáp nhập doanh nghiệp; - Hợp nhất doanh nghiệp; - Mua lại doanh nghiệp;
- Liên doanh giữa các doanh nghiệp;
- Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Tập trung kinh tế là hiện tượng tất yếu trong kinh tế thị trường. Tuy nhiên, tập trung kinh tế tiềm ẩn khả năng hình thành các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh và độc quyền. Việc hợp nhất hay sáp nhập giữa các doanh nghiệp là con đường nhanh nhất để tạo khả năng độc quyền của một doanh nghiệp mới. Vì vậy, pháp luật cạnh tranh luôn có nhiệm vụ kiểm soát tập trung kinh tế.
Theo quy định của Luật Cạnh tranh, không phải mọi trường hợp tập trung kinh tế đều bị pháp luật ngăn cản. Tùy thuộc vào mức độ tập trung kinh tế và khả năng phá vỡ sự cân bằng của cơ cấu thị trường mà sự giám sát này có thể được thực hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Tập trung kinh tế được chia thành nhiều nhóm với cách thức và mức độ kiểm soát có sự khác nhau, cụ thể là:
- Các trường hợp tập trung kinh tế được tự do thực hiện;
- Các trường hợp tập trung kinh tế được thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét chấp nhận;
- Cho hưởng miễn trừ đối với một số trường hợp tập trung kinh tế thuộc diện bị cấm;
- Các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm tuyệt đối (không có ngoại lệ)37.