2. Công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng liên doanh Lào Việt ,chi nhánh Hà Nội.
2.2.2. Thẩm định dự án đầu tư
oThẩm định sự cần thiết của dự án đầu tư
Vai trò của đầu tư là rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế nhưng khi xét riêng từng dự án đầu tư ta lại thấy có dự án đạt được mục tiêu này nhưng không đạt được mục tiêu khác. Có những dự án lợi nhuận thu được không cao nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến những vấn đề khác như môi trường sinh thái hoặc tạo ra nhiều công ăn việc làm...
Bên cạnh đó chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ có thể hướng tới những mục tiêu khác nhau, ưu tiên phát triển ngành nào, tập trung vốn đầu tư cho những vùng trọng điểm nào.
Do đó khi xem xét thẩm định dự án đầu tư cán bộ tín dụng phải xem xét mục tiêu của dự án có phù hợp và đáp ứng những nhu cầu đặt ra của ngành, địa phương và của cả nước hay không. Có hai vấn đề chính cần xem xét là lợi ích về mặt kinh tế và lợi ích về mặt xã hội. Ngân hàng cần xem xét về sự phù hợp về phạm vi hoạt động, quy mô đầu tư với sự quy hoạch phát triển của ngành và lãnh thổ.
oThẩm định về mặt kỹ thuật của dự án đầu tư
Thẩm định kỹ thuật của dự án đầu tư là việc kiểm tra, phân tích các yếu tố kỹ thuật và công nghệ của dự án để bảo đảm tính khả thi của dự án.
Đây là bước khá phức tạp trong công tác thẩm định dự án, đối với những dự án đòi hỏi công nghệ hiện đại cần phải có sư tư vấn của các chuyên gia kỹ thuật.
a/ Thẩm định về quy mô, công nghệ và thiết bị của dự án.
Cần xem xét quy mô công suất của dự án có phù hợp với khả năng tiêu thụ của thị trường hay không? Nguồn vốn, khả năng quản lý của doanh nghiệp có phù hợp với quy mô dự án không? Thị trường đáp ứng nhu cầu nguyên vật liêu cho dự án có sãn sàng không?...Việc lựa chọn công nghệ thiết bị cùng với các điều kiện đảm bảo môi trường có ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của dự án. Khi đánh giá lựa chọn thiết bị công nghệ, ngân hàng thường chú ý đến các vấn đề sau:
+ Kiểm tra công nghệ, thiết bị có phù hợp với dự án hay không. + Quy hoạch sản xuất, công suất, chất lượng, giá cả như thế nào. + Các phương thức chuyển giao công nghệ.
+ Các phương án thay thế, sửa chữa.
b/ Thẩm định việc cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác.
Đánh giá việc tính toán tổng hợp nhu cầu hàng năm về nguyên vật liệu chủ yếu, động lực, lao động, điện nước... trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật so sánh với mức tiêu hao thực tế, kinh nghiệm với các doanh nghiệp tương tự đang hoạt động.
Đối với các nguyên vật liệu thời vụ hoặc nhập khẩu cần tính toán mức dự trữ hợp lý để đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu thường xuyên và tránh lãng phí vốn.
Đối với những nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc khan hiếm cần xem xét khả năng cung ứng thực tế trong và ngoài nước thông qua các hợp đông, các văn bản cam kết của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp về số lượng, giá cả, quy cách, phẩm chất, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán.
Đối với dự án khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản phải điều tra tính đúng đắn của tài liệu điều tra, thăm dò khảo sát, dánh giá phân tích về trữ lượng, hàm lượng, chất lượng tài nguyên, giấy phép khai thác, xây dựng
c/Thẩm định địa điểm xây dựng dự án.
Khi phân tích tính khả thi của địa điểm lựa chọn để xây dựng dự án cần nghiên cứu các điểm nguyên vật liệu, các trung tâm buôn bán có thuận tiện cho việc vận chuyển, giao dịch đồng thời giảm được các chi phí vận chuyển giao dịch. Cũng cần xét đến khía cạnh cơ sở hạ tầng, các vấn đề về môi trường có liên quan đến địa điểm.
Những vấn đề cần xem xét khi thẩm định về địa điểm.
- Vị trí xây dựng dự án có phù hợp với quy hoạch chung không.
- Diện tích xây dựng có khả năng mở rộng khi sản xuất phát triển, đáp ứng những yêu cầu vệ sinh công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường.
- Các nguồn cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm.
- Cơ sở hạ tầng nơi xây dựng dự án: Điện nước, giao thông, thông tin liên lạc.
- Các chính sách của nhà nước về khuyến khích hay hạn chế phát triển kinh tế ở khu vực lựa chọn dự án. Phải tuân thủ các quy định về quy hoạch đất đai, kiến trúc xây dựng của địa phương, về di dân, giải phóng mặt bằng...
d/ Thẩm định về tổ chức quản lý, thực hiện dự án
- Hình thức tổ chức quản lý, thực hiện dự án. Xem xét chủ dự án về kinh nghiệm tổ chức quản lý, thi công, quản lý và vận hành, trình độ của đội ngũ công nhân kỹ thuật.
oThẩm định về mặt tài chính của dự án đầu tư
a/Đánh giá tính toán về tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn vốn.
Tổng vốn đầu tư là toàn bộ số tiền cần thiết để xây dựng và đưa dự án đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình của dự án.
Tất cả số liệu tính toán trong dự án đều mang tính chất dự trữ ước lượng, việc đánh giá tính toán cũng không được chính xác. Do đó, điều quan trọng là đánh giá vốn đầu tư gần sát với chi phí phát sinh thực tế, tránh tình trạng đánh giá vốn quá cao hoặc quá thấp. Nếu đánh giá quá cao thì chi phí vốn dự án cao, sẽ gây lãng phí vốn, ứ đọng vốn và chi phí trả ngân hàng sẽ lớn, sản phẩm sẽ có giá thành cao, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu tính toán vốn quá thấp sẽ làm cho chi phí dự án bị thiếu hụt trong quá trình xây lắp và vận hành, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, tiêu thụ...làm cho hiệu quả dự án không cao.
Cả hai điều kiện trên đều ảnh hưởng đến việc cho vay và thu hồi vốn của ngân hàng. Bởi vậy, việc xác định một cách chính xác nhất tổng vốn đầu tư là rất cần thiết, đây là một trong những điều kiện quyết định đầu tư cho dự án, tạo điều kiện cho dự án hoạt động hiệu quả. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải thẩm định chính xác vốn đầu tư.
Thông thường nội dung chi phí cho dự án gồm có:
- Chi phí xây dựng dự án và chi phí trước khi đưa dự án vào hoạt động.: + Chi phí thành lập, chi phí lập và thẩm định dự án.
+ Chi phí khảo sát và thiết kế công trình. + Chi phí hành chính...
- Chi phí đầu tư cho tài sản cố định. + Chi phí mua, thuê đất đai.
+ Chi phí chuẩn bị mặt bằng xây dựng. + Chi phí xây dựng các hạng mục công trình.
+ Chi phí mua công nghệ, máy móc thiết bị sản xuất. - Chi phí đầu tư cho tài sản lưu động
+ Chi phí cho nguyên nhiên vật liệu.
+ Chi phí hành chính: điện nước, hội họp... + Chi lương...
b/Thẩm định về nguồn vốn đầu tư
Để đảm bảo cho quá trình xây dựng và hoạt động của dự án thì cần phải có các nguồn vốn tài trợ, thông thường ngoài các nguồn vốn tự có thì dự án còn sử dụng nguồn vốn vay của ngân hàng, vốn ngân sách cấp, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh, vốn huy động từ nguồn khác.
Muốn dự án khả thi thì phải đảm bảo đầy đủ vốn, phải xem xét tỷ lệ tương quan hợp lý giữa các nguồn vốn. Nếu vốn đi vay quá lớn dễ dẫn tới các doanh nghiệp luôn gặp khó khăn về mặt tài chính dẫn đến hiệu quả hoạt động không cao. Vốn tự có thường phải chiếm 30% tổng vốn đầu tư.
Sau khi xem xét các nguồn vốn và cơ cấu các nguồn vốn này, ngân hàng xem xét đến thời điểm tài trợ cho dự án. Việc quyết định tài trợ cho dự án ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn có hiệu quả. Nếu xác định đúng thời điểm cho vay, đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra, tránh ứ đọng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.
c/Thẩm định về chi phí và lợi nhuận.
- Dự trữ chi phí sản xuất hàng năm:yêu cầu phải tính toán được nhu cầu về vốn và tình hình sử dụng vốn khi dự án đi vào hoạt động.
- Dự trù khả năng có lãi, cần xác định các chỉ tiêu. 1*Chỉ tiêu tổng doanh thu.
2*Doanh thu thuần=Tổng doanh thu-các khoản làm giảm trừ doanh thu. 3*Hàng hoá, sản phẩm tồn kho đầu năm.
4*Hàng hoá, sản phẩm tồn kho cuối năm. 5*Giá trị sản phẩm, hàng hoá sản xuất ra. 6*Giá trị hàng hoá bán ra=3+5-4
7*Tổng lợi nhuận=2-6
8*Thuế thu nhập doanh nghiệp 9*Lãi suất tín dụng
10*Lợi nhuận thuần=7-8-9 11*Phân phối lợi nhuận.
- Dự trù bảng tổng kết tài sản, thông qua bảng này có thể năm bắt được tính khả thi về tài chính của dự án trong những năm hoạt động vì trong đó trình bày rõ toàn bộ số tài sản doanh nghiệp có và tài sản đi vay nợ.
- Dự trữ cân đối thu chi: Bảng này là cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch tài chính của dự án.
d/Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn:
Có một số chỉ tiêu thường hay dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn như: - Giá trị hiện tài ròng.
- Tỷ suất nội hoàn. - Phân tích độ nhay. - Thời gian thu hồi vốn - Điểm hoàn vốn.
*Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng( Net Present value: NPV)
Để xác định được NPV của một dự án cần phải thực hiện các bước sau:
+ Xác định được dòng tiền phát sinh hàng năm. Tính doanh thu và chi phí hàng năm của dự án dựa trên công suất thực tế của năm đó cùng với mức giá ước tính. Sau đó quy tất cả số tiền phát sinh trong cùng một kỳ vào cuối kỳ để đánh dấu các mức cho việc tính toán.
+ Xác định lãi suất chiết khấu hợp lý cho từng loại dự án. Để tính toán chính xác mức lãi suất này, cần phải căn cứ vào sự ảnh hưởng của các nhân tố:tỷ lệ lạm phát, chi phí cơ hội. Trên thực tế lãi suất này được tính dựa trên lãi suất cho vay trung dài hạn cộng thêm tỷ lệ lạm phát trong từng thời kỳ khác nhau.
- NPV được xác định theo công thức:
C1 C2 Cn NPV = - C0 + + +....+
(1+r)1 (1+r)2 (1+r)n
Trong đó: C1, C2,C3, C4,... Cn: Là các dòng tiền trong tương lai. C0 là vốn đầu tư ban đầu.
r là tỷ lệ chiết khấu.
NPV đo lường giá trị tăng thêm dự tính dự án đem lại cho nhà đầu tư với mức rủi ro cụ thể của dự án.
Nếu NPV<0thì dự án thua lỗ. Nếu NPV=0 thì dự án hoà vốn.
NPV phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu, lãi suất chiết khấu càng lớn thì NPV càng nhỏ và ngược lại. Do đó cần phải chọn lãi suất chiết khấu sao cho phù hợp với từng dự án trên cơ sở tính toán chi phí sử dụng vốn của từng dự án. Như vậy NPV cho biết khả năng sinh lời của dự án dưới tác động của lãi suất chiết khấu chứ nó không cho biết tỷ lệ sinh lời mà tự bản thân dự án có thể tạo ra được. Để khắc phục nhược điểm này, ta tính chỉ tiêu thu hồi nội bộ.
*Chỉ tiêu thu hồi nội bộ ( Internal Rate of Return: IRR)
Tỷ lệ thu hồi nội bộ là tỷ lệ chiêt khấu làm cho NPV=0. Người ta sử dụng IRR để thẩm định và ra quyết định đầu tư. IRR chính là tỷ lệ lãi suất tối đa mà dự án có thể chịu đựng được để đảm bảo thu hồi vốn đầu tư.
Việc xác định IRR có thể theo 3 cách.
+ Cách 1: Cho NPV=0, giải phương trình để tìm r
C1 C2 CnNPV = C0 + + +....+ NPV = C0 + + +....+
(1+IRR) (1+IRR) (1+IRR)
+ Cách 2: Sử dụng phương pháp nội suy, để xác định IRR theo cách này cần thực hiện
theo các bước.