4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2.10. Kết quả phân tích năng suất của các giống
Năng suất là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến độ tốt hay xấu của giống đó. Một giống tốt không thể có năng suất thấp. Mục đích của chung ta hiện nay trong công tác chọn giống vẫn là tìm ra giống cho ra năng suất cao, do vậy yếu tố năng suất vẫn là quyết định hàng đầu cho tiêu chí chọn giống.
Bảng 4.15. Năng suất của các giống đậu t−ơng vụ đông và vụ xuân năm 2005 - 2006
Năng suất cá thể (g/cây) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) Chỉ tiêu
Tên giống Đông xuân Đông xuân Đông xuân
DT84 (ĐC) 5,4 7,8 24,3 27,3 21,1 23,1 D140 5,7 7,9 25,6 27,8 23,4 24,7 Đ9804 5,5 8,0 24,7 28,8 23,1 25,5 DT95 5,2 6,5 23,5 22,6 20,1 21,7 D912 5,6 8,0 25,2 28,2 23,2 25,4 D907 6,0 8,2 27,2 28,8 24,4 25,7 DT96 6,0 8,1 26,8 28,6 24,3 25,6 DT99 4,5 6,1 20,5 21,5 17,4 19,6 CV% 7,4 5,4 2,9 3,0 LSD 0,05 0,7 0,7 1,1 1,2
* Vụ đông: Kết quả bảng số liệu 4.15 cho thấy:
So sánh với giống đối chứng DT84 (5,4g/cây) chúng ta thấy có 2 giống có năng suất cá thể thấp hơn giống đối chứng đó là DT99 (4,5 g/cây) và DT95 (5,2 g/cây). Các giống khác đều có năng suất cá thể cao hơn giống đối chứng là: D140 (5,7 g/cây), Đ9804 (5,5 g/cây), D912 (5,6 g/cây), D907 (6,0 g/cây), DT96 (6,0 g/cây).
- Năng suất lý thuyết: Đây là chỉ tiêu nói lên tiềm năng cho năng suất
của một giống trong điều kiện đó. Nh− vậy thì chúng ta phải có biện pháp
canh tác phù hợp để cho năng suất thực thu là cao nhất. Lúc đó tỷ lệ giữa năng suất lý thuyết và năng suất thực thu là t−ơng đ−ơng nhau thì mới khai thác hết tiềm năng năng suất của giống đó.Vậy trong vụ đông các giống tham gia thí nghiệm có tiềm năng cho năng suất là 20,5 tạ/ha đến 27,2 tạ/ha. Trong đó có 2 giống là DT99 (20,5 tạ/ha) và DT95 (23,5 tạ/ha) thấp hơn năng suất lý thuyết giống đối chứng là DT84 (24,3 tạ/ha). Các giống còn lại đều cho tiềm năng năng suất cao hơn giống đối chứng đó là D140 (25,6 tạ/ha), Đ9804 (24,7 tạ/ha), D912 (25,2 tạ/ha), D907 (27,2 tạ/ha), DT96 (26,8 tạ /ha).
- Năng suất thực thu là năng suất thực tế đã thu đ−ợc trong điều kiện đó. Vậy đối với một giống khi đã ra sản xuất thì năng suất thực thu là yếu tố quan trọng nhất. Qua bảng 4.15 chúng ta thấy năng suất thực thu của các giống ở vụ đông dao động từ 17,4 tạ/ha đến 24,4 tạ/ha. Qua xử lý số liệu thống kê với sự sai khác có ý nghĩa 95% ta thấy: So sánh với giống đối chứng DT84 (21,1 tạ/ha) thì trong vụ đông có 2 giống có năng suất thấp hơn giống đối chứng là DT99 (17,4 tạ/ha) và DT95 (20,1 tạ/ha). Các giống còn lại có năng suất cao hơn giống đối chứng đó là D140 (23,4 tạ/ha), Đ9804 (23,1 tạ/ha), D912 (23,2 tạ/ha), D907 (24,4 tạ/ha), DT96 (24,3 tạ/ha).
0 5 10 15 20 25
Năng suất thực thu (tạ/ha)
DT84(ĐC) (ĐC)
D140 Đ9804 DT95 D912 D907 DT96 DT99
Công thức
Vụ đông Vụ xuân
Biểu đồ 4.2. Năng suất thực thu của các giống đậu t−ơng vụ đông và xuân năm 2005 - 2006
* Vụ xuân: Nhìn chung các giống gieo trồng trong vụ xuân đều sinh tr−ởng và phát triển tốt hơn vụ đông, do đó đều cho năng suất cao hơn vụ đông.
- Năng suất cá thể của các giống tham gia thí nghiệm trong vụ xuân dao động từ 6,1 g/cây đến 8,2 g/cây. Giống có năng suất thấp nhất là DT99 (6,1 g/cây), giống có năng suất cao nhất là D907 (8,2 g/cây). So sánh với đối chứng DT84 (7,8 g/cây) thì có 2 giống có năng suất thấp hơn là: DT95 (6,5 g/cây) và DT99 (6,1 g/cây). Các giống còn lại đều có năng suất cao hơn giống đối chứng đó là D140 (7,9 g/cây), Đ9804 (8,0 g/cây), D912 (8,0g/cây), D907 (8,2 g/cây), DT96 (8,1 g/cây).
- Năng suất lý thuyết của các giống tham gia thí nghiệm trong vụ xuân so sánh với giống đối chứng DT84 (27,3 tạ/ha) có 2 giống năng suất lý thuyết thấp hơn giống đối chứng DT95 (22,6 tạ/ha) và DT99 (21,5 tạ/ha).Các giống
còn lại đều có năng suất lý thuyết cao hơn giống đối chứng D140 (27,8 tạ/ha), Đ9804 (28,8 tạ/ha), D912 (28,2 tạ/ha), D907 (28,8 tạ/ha), DT96 (28,6 tạ/ ha).
Nh− vậy tiềm năng cho năng suất của các giống là t−ơng đối cao, đặc biệt có 4 giống có tiềm năng cho năng suất ở vụ xuân rất cao đó là Đ9804, DT96, D912 và D907.
- Năng suất thực thu của các giống trong vụ xuân dao động từ 19,6 tạ/ha giống DT99 đến 25,7 tạ/ha giống D907.
Kết quả bảng 4.15 và xử lý thống kê với sự sai khác có ý nghĩa 95% thì có 2 giống năng suất thực thu thấp hơn giống đối chứng DT84 (23,1 tạ/ha) là DT99 (19,6 tạ/ha) và DT95 (21,7 tạ/ha). Các giống còn lại đều có năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng đó là D140 (24,7 tạ/ha), Đ9804 (25,5 tạ/ha), D912 (25,4 tạ/ha), D907 (25,7 tạ/ha), DT96 (25,6 tạ/ha).
Nh− vậy qua thí nghiệm 2 vụ đông và vụ xuân thấy rằng có 5 giống sinh tr−ởng và phát triển tốt phù hợp với thời vụ đông và vụ xuân đều cho năng suất
thực thu t−ơng đối cao đó là: D140, Đ9804, D912, DT96, D907. Có 2 giống
DT99 và DT95 đều có năng suất trung bình và thấp hơn đối chứng DT84. Qua số liệu nghiên cứu vụ đông và vụ xuân chúng tôi có một số nhận xét sau:
- Giống DT99 có năng suất tuy không cao 17,4 tạ/ha ở vụ đông và 19,6
tạ/ha ở vụ xuân những −u điểm là ngắn ngày do đó có thể gieo trồng ở vụ
đông thậm chí là vụ đông muộn và không nên đ−a vào vụ xuân.
- Các giống DT96, D912, D907, D140, Đ9804 là các giống có thời gian sinh tr−ởng trung bình từ 90 - 100 ngày. Năng suất cho cả 2 vụ đông và xuân đều cao. Do vậy chúng ta có thể gieo các giống này từ vụ đông sớm đến chính vụ, vụ xuân hè gieo chính vụ sẽ cho năng suất cao. Các giống này đều có khả năng thích ứng tốt với đất đai và khí hậu vùng Tứ Kỳ - Hải D−ơng.