Đặc điểm sinh tr−ởng của các dòng giống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu góp phần nâng cao năng suất đậu tương vùng tứ kỳ hải dương (Trang 56 - 62)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.2. Đặc điểm sinh tr−ởng của các dòng giống

Theo dõi đặc điểm sinh tr−ởng của giống, chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu liên quan từ khi trồng đến khi kết thúc thí nghiệm ngoài đồng, các số liệu thu đ−ợc trình bày ở bảng 4.6.

+ Nảy mầm của hạt là sự khởi đầu một chu kỳ sinh tr−ởng của cây đậu

t−ơng. Thời gian từ gieo đến mọc mầm dài hay ngắn phụ thuộc rất nhiều vào

đất đai và thời tiết: Nhiệt độ, ẩm độ và chất l−ợng hạt giống. Kết quả thí nghiệm thể hiện trong bảng 4.6 cho thấy:

- Vụ đông, cả 8 giống đều có thời gian từ gieo đến mọc là 6 - 7 ngày, 3 giống D140, Đ 9840, DT96 có thời gian mọc dài hơn 1 ngày so với đối chứng DT84.

- Vụ xuân, thời gian gieo đến mọc của các giống 5 - 6 ngày, nhanh hơn vụ đông 1- 2 ngày do vụ xuân có nhiệt độ, và độ ẩm cao hơn. Trong số 8 giống thí nghiệm có 4 giống, Đ9804, D912, DT96, DT99 có thời gian gieo đến mọc mầm 6 ngày (dài hơn đối chứng DT84 là 1 ngày).

+Tỷ lệ mọc mầm: là yếu tố quan trọng có ảnh h−ởng lớn đến năng suất

sau này.

- Vụ đông, tỷ lệ mọc mầm của các giống dao động từ 86% - 92%, có 4 giống tỷ lệ mọc mầm thấp hơn đối chứng DT84 (89%) đó là D140 (88%),

Đ9804 (87%), D912 (86%), DT96 (87%), có 1 giống t−ơng đ−ơng với đối

chứng là DT99 (89%) và có 2 giống có tỷ lệ mọc mầm cao hơn đối chứng là DT95 (90%), D907 (92%).

- Vụ xuân, tỷ lệ mọc mầm của các giống dao động từ 87% đến 93%, có 1 giống tỷ lệ mọc mầm bằng đối chứng DT84 đó là DT99 (87%), 6 giống có tỷ lệ nẩy mầm cao hơn đối chứng là D140 (89%), Đ9804 (90%), DT95 (88%), D912 (93%), D907 (92%), DT96 (91%).

Đây là giai đoạn sinh tr−ởng sinh d−ỡng của cây, quyết định kích th−ớc, số lá, số đốt và số hoa trên cây, và diễn ra quá trình phân hoá mầm hoa, tích

luỹ chất khô cho quá trình ra hoa tạo quả. Thời kỳ này yếu tố khí hậu nh−

nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ có ảnh h−ởng mạnh mẽ tới sinh tr−ởng, phát triển của cây. Nếu thời kỳ này nhiệt độ ấm áp, độ ẩm đảm bảo, cây sẽ sinh tr−ởng tốt cho số cành, đốt hữu hiệu cao, năng suất sẽ cao và ng−ợc lại.

Bảng 4.6. Đặc điểm sinh tr−ởng của các giống đậu t−ơng trong vụ đông và xuân năm 2005 - 2006

Thời gian từ gieo - mọc (ngày) Tỷ lệ mọc (%) Thời gian mọc - ra hoa (ngày) Thời gian Ra hoa (ngày) Tổng thời gian sinh tr−ởng (ngày) Chỉ tiêu Tên

giống Đông xuân Đông xuân Đông xuân Đông xuân Đông xuân

DT84 (ĐC) 6 5 89 87 32 39 23 27 89 98 D140 7 5 88 89 33 43 23 26 95 100 Đ9804 7 6 87 90 36 52 26 29 98 112 DT95 6 5 90 88 32 43 22 24 92 103 D912 6 6 86 93 35 45 24 27 92 100 D907 6 5 92 92 33 41 25 28 90 98 DT96 7 6 87 91 34 45 24 27 95 102 DT99 6 6 89 87 27 37 19 21 85 90

- Số liệu thu đ−ợc (bảng 4.6) đã phản ánh, vụ đông, có 1 giống DT99 có thời gian từ mọc đến ra hoa 27 ngày thấp hơn đối chứng DT84 (32 ngày) và 1 giống DT95 có thời gian từ mọc đến ra hoa bằng giống đối chứng. Các giống còn lại đều có thời gian từ mọc đến ra hoa cao hơn giống đối chứng. Cụ thể D140 (33 ngày), Đ9804 (36 ngày), D912 (35 ngày), D907 (33 ngày), DT96 (34 ngày), Đ9804 (36 ngày).

+ Thời gian từ mọc đến ra hoa:

Các thời vụ khác nhau, các giống khác nhau có thời gian từ mọc đến ra hoa khác nhau

Chỉ tiêu này của 8 giống thí nghiệm trong vụ xuân biến động từ 37 đến 52 ngày, giống có thời gian từ mọc đến ra hoa ngắn nhất là DT99 (37 ngày) và ngắn hơn giống đối chứng DT84 (39 ngày) 2 ngày. Còn giống có thời gian ngày dài nhất là Đ9804 (52 ngày), các giống còn lại đều có thời gian từ mọc đến ra hoa dài hơn giống đối chứng, D140 (43 ngày), DT95 (43 ngày), D912 (45 ngày), D907 (41 ngày), DT96 (45 ngày).Trong vụ đông các giống đều có thời gian từ mọc đến ra hoa ngắn hơn vụ xuân dao động từ 27- 32 ngày, thời gian cụ thể của từng giống cũng xu h−ớng chung nh− vụ xuân.

+ Thời gian từ ra hoa đến kết thúc ra hoa.

Thời gian ra hoa là đặc tính của từng giống và mùa vụ gieo trồng. Qua thí nghiệm thấy rằng thời gian ra hoa của các giống ở vụ xuân là dài hơn vụ đông. Đối với chọn giống thì thời gian ra hoa kéo dài là một đặc điểm có lợi, khắc phục đ−ợc điều kiện thời tiết bất thuận.

- Vụ đông: Thời gian ra hoa của các giống từ 19 đến 26 ngày. Trong đó 2 giống có thời gian ra hoa ngắn hơn giống đối chứng DT84 (23 ngày) là DT99 (19 ngày), DT95 (22 ngày), 1 giống D140 có thời gian ra hoa bằng giống đối chứng, 4 giống có thời gian ra hoa dài hơn giống đối chứng là Đ9804 (26 ngày), D912 (24 ngày), D907 (25 ngày) và DT96 (24 ngày).

- Vụ xuân: Thời gian ra hoa của các giống dao động 21 - 29 ngày, giống có thời gian ra hoa ngắn nhất DT99 (21 ngày) và giống có thời gian ra hoa dài nhất là Đ9804 (29 ngày), 3 giống có thời gian ra hoa ngắn hơn đối chứng là DT99 (21 ngày), DT95 (24 ngày), D140 (26 ngày). Có 2 giống thời gian ra hoa t−ơng đ−ơng giống đối chứng DT84 (27 ngày) là DT96 và D912. Có 2 giống thời gian ra hoa dài hơn giống đối chứng đó là D907 (28 ngày) và Đ9804 (29 ngày).

+ Thời gian sinh tr−ởng:

Thời gian sinh tr−ởng đ−ợc tính từ khi gieo đến khi chín sinh lý hoàn toàn (quả chuyển màu vàng), lá rụng hết, thủy phần trong hạt khoảng 15-20%.

- Vụ đông, thời gian sinh tr−ởng của các giống dao động từ 85 - 98

ngày, giống có thời gian sinh tr−ởng ngắn nhất là DT99 (85 ngày) ngắn hơn

đối chứng DT84 (89 ngày). 7 giống còn lại đều có thời gian sinh tr−ởng dài hơn đối chứng, dài nhất là Đ9804 (98 ngày) hơn đối chứng là 9 ngày. các giống khác, D140 (95 ngày), DT95 (92 ngày), D912 (92 ngày), D907 (90 ngày), DT96 (95 ngày).

- Vụ xuân, thời gian sinh tr−ởng của các giống biến động từ 90 - 112 ngày. Trong đó giống có thời gian sinh tr−ởng ngắn nhất là DT99 (90 ngày),

giống đối chứng DT84 có thời gian sinh tr−ởng là 98 ngày, các giống DT96

(102 ngày), D140 (100 ngày), D912 (100 ngày). D907 (98 ngày), DT95 (103 ngày) và Đ9804 (112 ngày).

Trên cơ sở này chúng ta có thể bố trí các giống có thời gian sinh tr−ởng ngắn, gieo vào trà chính vụ hoặc thời vụ muộn tr−ớc 15/10, còn các giống có thời gian sinh tr−ởng dài ngày hơn gieo vào trà sớm hoặc chính vụ tr−ớc 25/9.

4.2.3. Đặc điểm nông học của các giống đậu t−ơng

+ Chiều cao thân chính là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh thực trạng của cây đ−ợc trồng trong điều kiện nh− thế nào. Nếu trồng trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng thuận lợi cây sẽ cao hơn và ng−ợc lại nếu trồng ở điều kiện không thuận lợi thì cây sẽ thấp hơn. Bên cạnh đó chiều cao cây còn do đặc tính của từng giống.

Bảng 4.7. Một số đặc điểm nông học của các giống đậu t−ơng

Chiều cao thân chính (cm) Chiều cao đóng quả (cm) Số đốt hữu hiệu (đốt) Số cành trên cây (cành) Chỉ tiêu Tên

giống Đông xuân Đông xuân Đông xuân Đông xuân

DT84 (ĐC) 43,3 52,5 8,8 10,8 6,8 9,7 2,2 3,0 D140 47,0 57,2 9,0 11,0 8,4 10,3 2,6 3,7 Đ9804 61,3 72,2 12,5 12,9 8,8 10,5 1,9 2,2 DT95 47,1 58,0 9,5 10,9 6,9 9,4 2,0 2,4 D912 47,9 63,1 11,1 11,0 7,9 10,6 2,4 3,8 D907 51,3 60,7 10,7 10,9 8,8 10,4 2,5 3,4 DT96 46,3 55,8 10,2 11,4 8,7 11,0 2,5 3,5 DT99 35,9 41,7 7,9 9,5 6,7 8,6 1,8 2,0 CV% 3,9 1,4 3,8 6,7 11,7 13,6 LSD0,05 3,2 1,42 0,5 1,18 0,4 0,7

Qua số liệu bảng 4.7 nhận thấy: Chiều cao của các giống gieo trồng trong vụ đông biến động từ 35,9cm (giống DT99) đến 61,3cm (giống Đ9804).

- Các giống trồng vụ đông giống DT99 (35,9cm), chiều cao thấp hơn giống đối chứng DT84 (43,3cm). Các giống D140 (47,0cm), Đ9804 (61,3 cm), DT95 (47,1cm), D912 (47,9cm), D907 (51,3cm), DT96 (46,3cm) đều cao hơn giống đối chứng.

- Vụ xuân chiều cao cây nhìn chung đều cao hơn vụ đông (biến động từ 41,7cm – 72,2cm). Chiều cao cụ thể của các giống cũng theo qui luật chung nh− vụ đông.

+ Chiều cao đóng quả: Chiều cao đóng quả là một chỉ tiêu rất cần thiết

cho công tác chọn giống hiện nay. Nó liên quan đến khả năng sinh tr−ởng,

phát triển của giống. Đối với các n−ớc công nghiệp phát triển đây là yếu tố

ảnh h−ởng trực tiếp đến cơ giới hoá trong thu hoạch. Việt Nam ta vẫn thu

hoạch bằng ph−ơng pháp thủ công do đó yếu tố này ít đ−ợc quan tâm. Nh−ng lại quan tâm đến một khía cạnh khác đó là quả càng nằm xa mặt đất thì ít ảnh h−ởng bởi n−ớc, đất nên quả có màu sắc đẹp hơn, chất l−ợng hạt tốt hơn.

- Vụ đông: Chiều cao đóng quả của các giống biến động từ 7,9 -12,5cm (bảng 4.7), giống DT99 có chiều cao đóng quả 7,9 cm thấp hơn giống đối chứng DT84 (8,8 cm). Các giống có chiều cao đóng quả cao hơn giống đối chứng là: Đ9804 (12,5 cm), D912 (11,1 cm), D907 (10,7 cm), DT96 (10,2 cm). DT95 (9,5 cm), D140 (9,0 cm).

- Vụ xuân: Giống đối chứng DT84 có chiều cao đóng quả 10,8 cm, cao hơn giống DT99 (9,5cm), các giống DT96 (11,4cm), D907 (10,9cm), D912 (11,0cm), DT95 (10,9cm), D140 (11,0cm), Đ9804 (12,9cm) chiều cao đóng quả cao hơn giống đối chứng.

+ Số đốt hữu hiệu:

Số đốt hữu hiệu là chỉ tiêu quan trọng có t−ơng quan thuận, chặt với năng suất của giống, số đốt hữu hiệu càng cao thì số quả càng nhiều. Số đốt hữu hiệu trên cây do đặc tính giống qui định, nh−ng cũng biến động d−ới tác động của ngoại cảnh.

- Vụ đông: Số liệu thu đ−ợc bảng 4.7 cho thấy, các giống D140, D912, DT96, Đ9804, D907 có số đốt hữu hiệu/cây cao hơn giống đối chứng (DT84) ở mức có ý nghĩa, các giống DT99, DT5 không có sự sai khác.

- Vụ xuân: ở mức ý nghĩa 95% giống có số đốt hữu hiệu thấp hơn

giống đối chứng DT84 (9,7 đốt) là giống DT99 (8,6 đốt). Các giống có số đốt hữu hiệu t−ơng đ−ơng với giống đối chứng là D907 (10,4 đốt), DT95 (9,4 đốt), D140 (10,3 đốt), các giống DT96 (11,0 đốt), D912 (10,6 đốt), Đ9804 (10,5

đốt) có số đốt hữu hiệu cao hơn giống đối chứng. + Khả năng phân cành:

Phân cành là đặc điểm di truyền của giống, song nó cũng chịu sự tác động của điều kiện ngoại cảnh, chế độ dinh d−ỡng, mùa vụ gieo trồng, cả mật độ gieo trồng... Đây cũng là hình thức tự điều chỉnh của cây trồng nói chung và cây đậu t−ơng nói riêng.

- Vụ đông: Khả năng phân cành của các giống dao động từ 1,8 - 2,6 cành nh−ng không có sự sai khác giữa các giống so với giống đối chứng

- Vụ xuân: Các giống phân cành biến động từ 2,0 – 3,8 cành. Những giống DT99, Đ9804 có số cành hữu hiệu thấp hơn giống đối chứng DT84 (3,0 cành), Các giống có số cành hữu hiệu t−ơng đ−ơng giống đối chứng là DT96, D907 , D140, DT95, duy nhất 1 giống D912 (3,8 cành) có số cành hữu hiệu cao hơn giống đối chứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu góp phần nâng cao năng suất đậu tương vùng tứ kỳ hải dương (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)