4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2.5. Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu t−ơng
Bộ rễ đậu t−ơng có khả năng cố định nitơ chuyển hoá thành đạm nuôi
cây và bồi dục đất nhờ vi khuẩn Rhizobium japonicum.
Đánh giá khả năng hình thành nốt sần của các giống thí nghiệm chúng tôi theo dõi các chỉ tiêu: Tổng số nốt sần trên cây, tỷ lệ nốt hữu hiệu, khối l−ợng nốt/cây. Số liệu thu đ−ợc trình bày ở bảng 4.9
Bảng 4.9. Tổng số và khối l−ợng nốt sần thời kỳ quả mẩy của các giống đậu t−ơng
Tổng số nốt sần trên cây (nốt) Tỷ lệ nốt hữu hiệu (%) Khối l−ợng (g/cây) Chỉ tiêu
Tên giống Đông xuân Đông xuân Đông xuân
DT84 (ĐC) 33,4 42,4 95,3 93,4 0,65 0,75 D140 36,3 52,1 94,0 96,2 0,70 0,91 Đ9804 37,1 50,6 96,1 90,0 0,71 0,87 DT95 30,5 40,7 94,8 92,7 0,62 0,77 D912 39,0 52,2 94,7 94,3 0,72 0,83 D907 38,2 57,6 96,5 93,3 0,69 0,80 DT96 35,6 47,4 95,7 95,5 0,63 0,78 DT99 32,4 38,5 95,2 93,1 0,58 0,71
Nốt sần đậu t−ơng đ−ợc hình thành khi cây có 2- 3 lá thật đạt đỉnh cao vào thời kỳ quả mẩy. Số l−ợng và khối l−ợng nốt sần phụ thuộc vào giống, nh−ng yếu tố ngoại cảnh quyết định rất lớn nh−, thời tiết, nhiệt độ, và chế độ canh tác. Nếu trồng ở đất tơi xốp có nguồn vi khuẩn Rhizobium japonicum cao thì khả năng hình thành nốt sần trong cây là sớm và nhiều. đây một trong những yếu tố đánh giá điều kiện canh tác tại đó có thuận lợi với cây đậu t−ơng không?
Kết quả thu đ−ợc bảng 4.9 cho một số nhận xét:
+ Vụ Đông có số l−ợng nốt sần/cây thấp hơn vụ xuân, vụ đông số l−ợng nốt sần/cây dao động từ 30,5 nốt/cây (giống DT95) đến 39 nốt/cây (giống D912) còn vụ xuân từ 38,5 nốt/cây (giống DT99) đến 57,6 nốt/cây (giống D907).
+ Số nốt hữu hiệu: Vụ Đông các giống có tỉ lệ nốt hữu hiệu thấp hơn giống đối chứng DT84 (95,3 %) là D140 (94,0%) còn các giống DT95 (94,8 %),
D912 (94,7%), DT99 (95,2%), DT96 (95,7%), D907 (96,5%), Đ9804 (96,1%) có tỷ lệ nốt hữu hiệu cao hơn đối chứng. Vụ Xuân tỷ lệ nốt hữu hiệu đạt 90,6 - 96,2%, cao nhất giống D140 (96,2%), thấp nhất Đ9804 (90,4%).
+ Khối l−ợng nốt sần các giống trong vụ xuân dao động từ 0,71g/cây
(giống DT99) đến 0,91g/cây (giống D140) trong đó giống đối chứng là 0,75g/cây , giống có khối l−ợng thấp nhất là DT99 (0,71g) còn giống có khối l−ợng nốt sần cao nhất là D140 (0,91g). ở vụ đông giống DT99 có khối l−ợng nốt sần thấp nhất 0,58g/cây, cao nhất giống D912 (0,72g/cây), giống đối chứng DT84 (0,65g/cây).
Nh− vậy qua 2 vụ đông và xuân thấy rằng có 5 giống cho số l−ợng, khối
l−ợng nốt sần cao hơn đối chứng đó là D140, Đ9804, DT96, D907, D912.
Điều đó chứng tỏ rằng 5 giống này có khả năng sinh tr−ởng và phát triển tốt trong cả 2 vụ đông và xuân.