3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty Cổ phần Công nghệ Việt

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty CP Công nghệ Việt (Trang 84 - 109)

- Số kỳ so sánh: 2 năm

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty Cổ phần Công nghệ Việt

tài chính tại công ty Cổ phần Công nghệ Việt

3.2.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính và công tác tổ chức

phân tích tài chính tại công ty Cổ phần Công nghệ Việt

 Để nâng cao chất lượng quản trị, điều hành doanh nghiệp, một giải pháp quan trọng mà Công ty Cổ phần Công nghệ Việt cần phải thực hiện ngay đó là: nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp cho Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, tổ chức tốt công tác phân tích tài chính. Cụ thể, Công ty cần tiến hành ngay một số công việc sau:

Xác định ngay từ chiến lược của Công ty vị trí và vai trò của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.

Thứ nhất, phân tích tài chính doanh nghiệp phải được coi như một biện pháp quan trọng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh, bởi nhờ đó Ban giám đốc Công ty có thể nhận biết những biến đổi bất thường, những dấu hiệu bất an trong quá trình kinh doanh.

Thứ hai, phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ rõ cho Ban giám đốc biết phải làm gì? ở đâu? như thế nào? để giảm thiểu tổn thất, tăng cường khả năng sinh lời... đạt được những mục tiêu đề ra.

Xây dựng quy trình phân tích tài chính của Công ty một cách cụ thể, chi tiết làm

cơ sở hướng dẫn cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ phân tích. Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp hiện nay ở Công ty vẫn chưa đi vào nề nếp, một trong những nguyên nhân chủ yếu do là Ban giám đốc Công ty chưa thực sự quan tâm đúng mức. Vì vậy, cho đến nay chưa có một văn bản nào quy định cụ thể, chi tiết về mục

đích, ý nghĩa, cơ chế tổ chức thực hiện, đặc biệt là hướng dẫn quy trình tự thực hiện công tác phân tích. Như vậy, Công ty cần sớm ban hành một văn bản hướng dẫn cụ thể quy trình thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp. Nếu thực hiện được điều đó thì mức độ chính xác trong đánh giá tình hình tài chính cũng như khả năng dự báo chiến lược sẽ tăng lên khá nhiều, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác cùng ngành.

Tổ chức nguồn nhân sự cho công tác phân tích: Tại Công ty hiện nay, công tác

phân tích tài chính doanh nghiệp đang do Phòng Tài chính Kế toán đảm nhiệm. Các nhân viên của Phòng với số lượng chỉ có 6 người vừa phải thực hiện công tác hạch toán kế toán, vừa phải kiêm nhiệm việc phân tích tài chính. Ngoài ra, hầu hết nhân viên của Phòng được đào tạo về ngành kế toán nên kiến thức và sự am hiểu về lĩnh vự tài chính doanh nghiệp còn nhiều hạn chế đẫn đến việc tiến hành công tác phân tích tài chính gặp rất nhiều khó khăn khiến hiệu quả của phân tích không cao. Do đó, trong thời gian tới Ban giám đốc Công ty nên thực hiện việc phân chia Phòng Tài chính Kế toán thành hai bộ phận riêng biệt: một bộ phận thực hiện công tác kế toán, một bộ phận thực hiện công tác phân tích tài chính. Việc phân chia như vậy sẽ tạo điều kiện để chuyên môn hoá công việc, vừa góp phần giảm gánh nặng cho các nhân viên kế toán, vừa xây dựng cho Công ty một đội ngũ cán bộ phân tích tài chính có trình độ cao. Công ty cần phân biệt rõ ràng giữa công tác kế toán với công tác tài chính. Bộ phận tài chính nên được tách riêng biệt. Đội ngũ cán bộ quản lý tài chính phải có năng lực, chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý tài chính. Công ty phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý mới.

3.2.2 Hoàn thiện nguồn thông tin sử dụng trong công tác phân

tích tài chính tại công ty Cổ phần Công nghệ Việt

 Để công tác phân tích tài chính có thể đưa ra được những kết quả chính xác về tình hình tài chính thì Công ty cần phải có nguồn thông tin đảm bảo tính đầy đủ, chính xác.

 Đối với nguồn thông tin bên trong: Hiện nay Công ty thực hiện việc lập các Báo cáo tài chính theo đúng các chế độ quy định của Nhà nước. Hệ thống Báo cáo tài chính của Công ty bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích tài chính hiện nay Công ty mới chỉ sử dụng số liệu trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh mà chưa sử dụng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đây là một nguồn thông tin quan trọng phản ánh năng lức tài chính

của Công ty. Trên báo cáo này cho phép đánh giá khả năng tạo tiền, khả năng thanh toán, khả năng sử dụng tiền nhàn rỗi trong đầu tư, ngoài ra báo cáo này còn là công cụ để lập dự toán tiền, xây dựng kế hoạch thu chi trong những năm tiếp sau. Do vậy, trong những năm tới Công ty nên sử dụng thông tin trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ như là một nguông thông tin không thể thiếu cho công tác phân tích.

 Hơn nữa, việc lập và phân tích đầy đủ các số liệu trên Báo cáo tài chính sẽ tạo nên một ấn tượng tốt về sự quy củ trong quản trị, phân tích tài chính doanh nghiệp đối với các đối tượng bên ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty khi hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp khác.

 Sử dụng đầy đủ thông tin phải đi đôi với yêu cầu chất lượng của nguồn thông tin đó. Do vậy hiện nay khi chưa có những quy định cụ thể Nhà nước về chế độ kiểm toán bắt buộc với các doanh nghiệp, thì Trưởng phòng Tài chính Kế toán nên chỉ đạo công tác kiểm toán nội bộ trong Công ty nhằm đảm bảo thông tin được sử dụng là thông tin “sạch”.  Đối với nguồn thông tin bên ngoài: Để các kết luận trong phân tích tài

chính có tình chất thuyết phục cao, Công ty cần sử dụng các thông tin có liên quan đến hoạt động kinh doanh như:

- Thông tin về tình hình tăng trưởng, suy thoái kinh tế... - Thông tin về lãi suất ngân hàng, tỷ giá ngoại tệ... - Thông tin về lạm phát...

- Thông tin về sự thay đổi chỉ tiêu giá của các loại hàng hóa sử dụng trong kinh doanh. Nguồn thông tin giúp Công ty có được những giải pháp hợp lý trong trường hợp khan hiếm hàng hoá hay chỉ số giá biến động bất thường...

- Các chủ trương chính sách lớn của Nhà nước liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như thuế……

 Ngoài ra để công tác thu thập thông tin đạt hiệu quả công ty nên cử một cán bộ chuyên thu thập những thông tin liên quan đến hoạt động phân tích tài chính của công ty, hoặc công ty có thể nhờ đến các chuyên gia phân tích tài chính, các giám đốc tài chính có kinh nghiệm hỗ trợ thông tin trong quá trình phân tích tài chính.

3.2.3 Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính tại công ty Cổ

phần Công nghệ Việt

 Phân tích tài chính doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là việc đưa ra và phân tích các chỉ tiêu tài chính, rồi sau đó đưa ra những nhận xét, đánh

giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp; mà yêu cầu đặt ra là phải chỉ ra rõ nguyên nhân nào gây ra tình hình tài chính đó. Trên cơ sở đó, tư vấn cho Ban lãnh đạo đề ra mục tiêu, kế hoạch và phướng hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 Hiện nay, Công ty cũng như các chủ thể kinh tế khác đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, mới chỉ áp dụng hai phương pháp phân tích là: phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp so sánh do vậy không thể đáp ứng được yêu cầu đề ra. Để tháo gỡ những vướng mắc trên trên Công ty nên nhanh chóng đưa phương pháp phân tích Dupont vào áp dụng trong công tác phân tích tài chính. Khi sử dụng phương pháp phân tích Dupont, các cán bộ phân tích tài chính của Công ty sẽ xác định được chính xác các nguyên nhân căn bản dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của Công ty.

 Bên cạnh đó, công ty nên lựa chọn thêm những phương pháp, những kỹ thuật phân tích thích hợp để bổ sung và kết hợp với các phương pháp đã có nhằm nâng cao hiệu quả phân tích.

 Một số phương pháp và kỹ thuật công ty có thể bổ sung như: phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp dự báo, kỹ thuật phân tích độ nhạy, kỹ thuật chiết khấu dòng tiền.

 Công ty không nhất thiết phải áp dụng, kết hợp toàn bộ các phương pháp, các kỹ thuật phân tích mà nên lựa chọn những phương pháp nhất định để kết hợp với nhau, phù hợp cho công tác phân tích tài chính của công ty.

3.2.4 Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính tại công ty Cổ phần

Công nghệ Việt

 Để hoàn thiện nội dung phân tích tài chính của công ty, cần chú ý khắc phục những nhược điểm đã thấy được trong chương 2.

 - Về phân tích khái quát các bảng Báo cáo tài chính công ty đã thực hiện khá tốt, để hoàn thiện hơn công ty chỉ cần tăng số lượng năm phân tích để thấy được xu hướng, có sự đánh giá sâu xa, có sự liên hệ giữa sự biến động của các chỉ tiêu với chính sách tài chính và tình hình kinh doanh của công ty, để thấy rõ được ý nghĩa của các chỉ tiêu.  - Về phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính công

 +Tính toán số liệu chính xác, áp dụng công thức đúng để công việc phân tích, đánh giá được chính xác và sát với thực tế.

 +Khi đánh giá các chỉ tiêu phân tích cần đánh giá một cách sâu xa, có liên hệ giữa các chỉ tiêu để thấy được nguyên nhân mà khắc phục.  +Bổ sung đầy đủ hệ thống chỉ tiêu phân tích

 - Ngoài ra thì công ty chưa thực hiện phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính (phân tích DUPONT) vì thế công ty cần thêm phần phân tích tài chính theo mô hình DUPONT vào nội dung phân tích tình hình tài chính của công ty.

 (Về các chỉ tiêu tài chính và phân tích tài chính theo phương pháp Dupont công ty nên bổ sung các nội dung còn thiếu mà chúng ta đã so sánh và trình bày cụ thể ở chương 2)

3.2.5 Dự báo báo cáo tài chính và lập kế hoạch tài chính trong

tương lai.

3.2.5.1 Tại sao lại cần dự báo?

 Dự báo tài chính là một khâu quan trọng trong phân tích tài chính, nếu phân tích tài chính mà bỏ qua các dự báo về tương lai thì đó là phân tích chưa hoàn chỉnh.

 Tại sao cần phải lập những bản dự báo báo cáo tài chính trong vòng 1 năm, 3 năm hay 5 năm, thậm chí hơn nữa trong tương lai như vậy? Câu trả lời đơn giản là: cần nhìn xa vào tương lai của doanh nghiệp, thấy trước được những vấn đề có khả năng xảy ra nhằm có các quyết định tài chính đúng đắn. Chẳng hạn:

 Nhà quản trị cần định hướng được các hoạt động của mình trong tương lai, dự tính được những vấn đề có thể xảy ra nhằm định hướng tốt nhất chô các hoạt động của họ cũng như có những biện pháp điều chỉnh kịp thời đôi với những kết quả không mong muốn. Lập kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch tài chính của công ty hàng năm là một công việc quan trọng đối với hầu hết những nhà quản trị doanh nghiệp. Thậm chí, kết quả cuối cùng của kế hoạch tài chính này đôi khi lại không quan trọng bằng quá trình ta thực hiện việc tính toán và dự báo .

 Nhà đầu tư phải dự báo trước những thu nhập và dòng tiền trong tương lai của công ty để quyết định một mức giá cho cổ phiếu đó trên thị trường.

 Các ngân hàng cần nhìn xa vào trong tương lai của doanh nghiệp với thời gian bằng thời gian của các khoản vay mà họ đã cam kết.

 Đối với công ty, sau khi phân tích và có kế hoạch phát triển trong năm tiếp theo cán bô phân tích nên lập các bản dự báo để xác định được xu hướng, tìm ra các biện pháp cụ thể trong từng mảng của hoạt động quản trị nhằm hướng tới kế hoạch đã đặt ra.

3.2.5.2 Quy trình dự báo

 Để đưa ra được các báo cáo tài chính dự báo thông thường ta cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Phân tích các dữ liệu quá khứ. Phân tích tỷ số và xây dựng

báo cáo quy mô chung nhằm xác định những đặc điểm tài chính của công ty và xu hướng trong quá khứ của nó.

Bước 2: Tiến hành dự báo báo cáo kết quả kinh doanh. Bước đầu tiên

là dự báo doanh thu. Các nhân tố trong báo cáo kết quả kinh doanh có thể lần lượt được dự báo thông qua 2 phương pháp:

- Dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu thuần

 Từ số liệu các năm trước. Tính tỷ lệ phần trăm các nhân tố trên doanh thu trung bình trong thời gian 3-5 năm liền trước. Sau đó dự báo các nhân tố trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh từ tỷ lệ phần trăm tính được và doanh thu dự báo.

- Dựa vào các tỷ số khả năng sinh lời

 Từ tỷ số khả năng sinh lời mục tiêu trong hệ thống chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp do nhà quản trị lựa chọn và giá trị doanh thu đã có, tính toán dự báo chỉ tiêu lợi nhuận và các chỉ tiêu khác trong báo cáo kết quả kinh doanh.

Bước 3: Dự báo bảng cân đối kế toán. Bảng CĐKT có thể dự báo dựa

trên các phương pháp dự báo nhu cầu vốn, bao gồm: - Phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu

 Đây là một phương pháp dự báo nhu cầu tài chính ngắn hạn và đơn giản. Khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải hiểu đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (quy trình sản xuất, tính chất của sản phẩm, tính thời vụ...) và phải hiểu tính quy luật của mối quan hệ giữa doanh thu với tài sản, tiền vốn, phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Tài liệu dùng để dự báo bao gồm: các báo cáo tài chính

kỳ trước và dự kiến doanh thu của kỳ kế hoạch. Phương pháp này được tiến hành qua 4 bước sau đây.

+ Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán kỳ thực hiện

+ Chọn các khoản mục trong bảng cân đối kế toán chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu, và tính tỷ lệ phần trăm của các khoản đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ.

+ Dùng tỷ lệ phần trăm đó để ước tính nhu cầu vốn kinh doanh cho năm kế hoạch

 + Định hướng nguồn trang trải nhu cầu tăng vốn kinh doanh trên cơ sở kết quả kinh doanh kỳ kế hoạch.

- Phương pháp hồi quy

 Phương pháp hồi quy diễn tả các tương quan giữa quy mô các loại vốn hoặc tài sản với doanh thu tiêu thụ sản phẩm thực tế qua nhiều năm, từ đó xác định tính quy luật diễn biến của một loại vốn nào đó, rồi từ tính quy luật này dự báo quy mô vốn cho các năm tiếp theo. Như vậy bản chất của phương pháp này dựa trên lý thuyết tương quan trong toán học, và điểm xuất phát cũng dự vào dự báo doanh thu trong tương lai.  Phương pháp hồi quy đòi hỏi cần nhiều số liệu lịch sử của thực tế kinh

doanh mà doanh nghiệp đã trải qua. Đây là phương pháp dự báo trong dài hạn, vì vậy tính chất dài hạn trong việc dự báo nhu cầu vốn cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Thời điểm dự đoán càng xa tính hiện thực càng kém. Mặt khác, phương pháp này dự báo cũng xuất phát từ việc

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty CP Công nghệ Việt (Trang 84 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w