Chuyển đổi cơ cấu lao động và thu nhập ở các nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự chuyển đổi cơ cấu lao động và thu nhập của lao động trong làng nghề thủ công mỹ nghệ mây tre đan xã phú nghĩa chương mỹ hà tây (Trang 50)

4. Kết quả nghiên cứu

4.2 Chuyển đổi cơ cấu lao động và thu nhập ở các nhóm hộ điều tra

4.2.1 Hiện trạng và điều kiện chuyển đổi lao động và thu nhập tại làng nghề 4.2.1.1 Tình hình đất đai

Qua điều tra cho thấy, đất nông nghiệp bình quân của các hộ điều tra giảm mạnh trong ba năm qua. Nguyên nhân chính là do năm 2006 địa ph−ơng chuyển đổi 53 ha đất nông nghiệp thành đất khu công nghiệp. Điều này làm cho một lực l−ợng không nhỏ lao động mất việc làm, họ phải chuyển sang làm việc ở các ngành nghề khác hoặc đến làm việc các địa ph−ơng khác. Biên độ giao động về đất nông nghiệp giữa các hộ lớn tạo ra sự mất cân đối về đất đai và từ đó mất cân đối về việc làm trong nông nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp ở làng nghề ngày một sa sút và kém hiệu quả hơn do 3 nguyên nhân chính: Một là, sản xuất mây tre đan trong làng nghề có thu nhập cao và ổn định hơn hẳn so với sản xuất nông nghiệp nên ng−ời nông dân ở đây quan tâm đến sản xuất các sản phẩm mây tre đan hơn là sản xuất nông nghiệp. Việc duy trì sản xuất nông nghiệp chủ yếu do các hộ muốn giữ đất; hai là, giá cả đầu vào của sản xuất nông nghiệp biến động thất th−ờng theo xu thế bất lợi cho ng−ời sản xuất, giá nông sản tăng chậm làm cho lợi ích sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, nông dân không muốn đầu t− sản xuất nông nghiệp; ba là, lao động trẻ có xu h−ớng thoát ly nông nghiệp nên việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chậm, năng suất và thu nhập của lao động nông nghiệp thấp. Chính vì vậy đR có nhiều hộ nông dân trong làng nghề bỏ hẳn sản xuất nông nghiệp, phần đất nông nghiệp đ−ợc giao họ cho ng−ời nhà hoặc hàng xóm láng giềng m−ợn để sản xuất nh−ng không chuyển nh−ợng quyền sử dụng đất cho ng−ời khác.

Để mở rộng sản xuất thủ công mỹ nghệ mây tre đan thì một trong những điều kiện cơ bản tiên quyết là phải có mặt bằng rộng (tối thiểu phải

1000m2). Nh−ng hiện nay quỹ đất của làng nghề đang bị thu hẹp do nhu cầu

xây dựng nhà ở, các công trình công cộng và một phần không nhỏ là do địa ph−ơng cho phép xây dựng khu công nghiệp ngay trên địa bàn làng nghề. Điều này cản trở không nhỏ đến việc mở rộng quy mô sản xuất cũng nh− xây dựng mới các cơ sở sản xuất của các hộ nông dân trong làng nghề.

Tổng diện tích đất bình quân/1 hộ giàu, khá đạt 3.459,64 m2, gấp 1,32 lần diện tích đất của nhóm hộ trung bình và gấp 1,43 lần nhóm hộ nghèo. Để có mặt bằng phát triển sản xuất mây tre đan phải có qui hoạch mặt bằng và chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất sản xuất nông nghiệp sang mục tiêu phi nông nghiệp. Tuy nhiên, không phải chỗ nào cũng chuyển đổi đ−ợc sang mục đích phi nông nghiệp. Đây là một trong những khó khăn đối với sự phát triển mở rộng làng nghề mây tren đan ở xR Phú Nghĩa.

Đối với các hộ có nguyện vọng phát triển sản xuất mây tre đan nh−ng không có điều kiện về mặt bằng thì họ phải tìm thuê mặt bằng. Tuy nhiên, các hộ nghèo th−ờng thiếu vốn nên khó có thể tự xây dựng cơ sở sản xuất mà chủ yếu là đi làm thuê cho các cơ sở sản xuất khác hoặc làm gia công cho các cơ sở sản xuất ngay tại nhà ở của mình.

Bảng 4.4 Đất đai bình quân/hộ điều tra năm 2006

TT Chỉ tiêu ĐVT Hộ giàu, khá Hộ trung bình Hộ nghèo * Tổng diện tích đất của hộ m2 3459,6 2619,5 2424,0 1 Đất ở m2 500,1 387,8 214,4 2 Đất nông nghiệp m2 2526,8 2187,8 2209,6 3 Đất mặt bằng SXKD m2 432,7 43,9 0,0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

4.2.1.2 Tình hình vốn sản xuất

Vốn sản xuất là yếu tố quan trọng đối với mọi ngành sản xuất, nó là yếu tố quyết định quy mô của sản xuất, ảnh h−ởng đến hiệu quả sản xuất. Trong làng nghề thủ công mỹ nghệ mây tre đan, nhu cầu vốn giữa các nhóm hộ hoàn toàn khác nhau. Thông th−ờng nhu cầu về vốn đối với các cơ sở sản xuất tập trung chủ yếu vào thời gian xây dựng cơ bản và đầu t− trang thiết bị ban đầu, một phần nhỏ đầu t− để có sản phẩm chào hàng, còn phần vốn phục vụ sản xuất th−ờng đ−ợc ứng tr−ớc từ các khách hàng khoảng 50-70% tổng giá trị đơn hàng. Phần tiền ứng tr−ớc này có thể đủ để đảm bảo các khoản chi phí cho đơn đặt hàng nên nhu cầu về vốn không thực sự lớn. Nhu cầu về vốn chỉ thực sự cấp thiết khi các hộ, các doanh nghiệp muốn xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất.

sản phẩm, phần tiền ứng tr−ớc này cũng đủ để đảm bảo cho nhu cầu sản xuất của các hộ.

4.2.1.3 Cơ sở hạ tầng

Hiện nay cơ sở hạ tầng của làng nghề thủ công mỹ nghệ mây tre đan vô cùng yếu kém. Hệ thống giao thông không đảm bảo đ−ợc nhu cầu của vận chuyển nguyên liệu cũng nh− vận chuyển sản phẩm phục vụ cho quá trình sản xuất và tiêu thụ của làng nghề. Tuy làng nghề nằm dọc theo Quốc lộ 6 nh−ng hệ thống giao thông bên trong làng nghề vô cùng bất ổn: vừa chật hẹp vừa khó vừa xuống cấp trầm trọng. Toàn bộ hệ thống giao thông trong làng nghề là đ−ờng từ 5m trở xuống, có những đoạn chỉ có 2,5m nên các loại xe tải lớn hoặc xe contenner không thể vào đ−ợc bên trong làng nghề trong khi đó nhu cầu thu mua nguyên liệu phục vụ sản xuất và nhu cầu vận tải hàng hoá trong quá trình tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi phải có xe tải lớn. Theo kết quả phỏng vấn một số lao động thu gom sản phẩm, để vận chuyển đ−ợc 1 xe hàng ra nơi tập kết ở làng nghề phải mất khoảng 1-2% giá trị xe hàng. Điều này đR làm cho ảnh h−ởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất, thu nhập của các hộ nông dân và ng−ời lao động trên địa bàn làng nghề.

Tuy làng nghề đR thành lập từ rất lâu nh−ng việc xây dựng các công trình phúc lợi xR hội ở đây ch−a đ−ợc quan tâm. Hiện nay toàn bộ dân c− sống trong làng nghề ch−a có n−ớc sạch để dùng trong sinh hoạt. 100% dân số đang dùng n−ớc m−a và n−ớc giếng khoan để sinh hoạt và sản xuất. Đây là một trong những khó khăn lớn của làng nghề.

Trên địa bàn làng nghề không có cơ sở đào tạo, bồi d−ỡng hay dạy nghề cho lực l−ợng lao động. Đây là rào cản lớn cho việc nâng cao tay nghề cho ng−ời lao động.

Trạm y tế xuống cấp, điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho ng−ời lao động hạn chế. Cả làng nghề chỉ có 1 bác sỹ, 1 y sỹ và 2 y tá, lực l−ợng này không

đủ đáp ứng các nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc cho nhân dân và lực l−ợng lao động.

Hệ thống viễn thông yếu kém, hiện nay trên địa bàn ch−a có mạng l−ới internet tốc độ cao ADSL, tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh đều phải sử dụng hệ thống mạng VNN1269 vừa chậm vừa thiếu tính liên tục, khó khăn trong việc tiếp cận thông tin cũng nh− quảng bá sản phẩm.

Mạng l−ới điện không đủ cung cấp cho nhu cầu sản xuất, theo kết quả phỏng vấn các cơ sở sản xuất thì vào mùa nóng cứ bình quân khoảng 2-3 ngày thì làng nghề lại bị cắt điện 1 lần từ 3-5 giờ. Thiếu điện, điện cung cấp không đều đR gây ra những khó khăn đáng kể cho quá trình sản xuất cũng nh− tiếp thị sản phẩm của các cơ sở đóng trên địa bàn.

Về môi tr−ờng: Sản xuất mây tre đan là một trong những ngành nghề sản xuất sử dụng rất nhiều l−u huỳnh để xử lý mốc, ẩm, ủ nguyên liệu nh−ng hiện nay ch−a có cơ sở nào có biện pháp xử lý khí độc l−u huỳnh. Toàn bộ khí độc đ−ợc thải tự do trong làng nghề gây ảnh h−ởng không nhỏ đến sức khoẻ của toàn bộ dân c− và ng−ời lao động đang sinh sống và làm việc trên địa bàn.

Về nguyên liệu cung cấp cho làng nghề: Những năm qua, do tốc độ phát triển làng nghề mây tre đan trên cả n−ớc rất cao nên nhu cầu sử dụng nguyên liệu tăng mạnh, mặt khác các nguyên liệu chủ yếu là nguyên liệu khai thác tự do trong các rừng tự nhiên, không trú trọng đến việc trồng rừng nguyên liệu nên khả năng đáp ứng nguyên liệu cho các làng nghề bị giảm mạnh. Hiện nay các làng nghề ở Đồng bằng sông Hồng (trong đó có làng nghề ở xR Phú Nghĩa) bị thiếu nguyên liệu trầm trọng, đặc biệt là vào mùa khô, điều này làm cho giá nguyên liệu liên tục tăng, chất l−ợng nguyên liệu không ổn định gây ảnh h−ởng đến chất l−ợng sản phẩm và hiệu quả của các cơ sở sản xuất.

Tóm lại, cơ sở hạ tầng trên địa bàn làng nghề kém phát triển, ch−a đáp ứng tốt các yêu cầu sản xuất cũng nh− sinh hoạt của làng nghề. Trong thời gian tới nếu không tăng c−ờng đầu t− cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông thì làng nghề không thể phát triển mạnh đ−ợc.

4.2.1.4 Nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ

Lực l−ợng lao động chủ yếu trong các nhóm hộ là lao động kiêm ngành nghề. Tuy nhiên nhóm hộ giàu, hộ khá có tỷ trọng lao động kiêm ngành nghề và lao động phi nông nghiệp cao nhất. Điều này chứng tỏ nhóm hộ nào có nhiều lao động làm nghề thủ công mỹ nghệ mây tre đan và th−ơng mại, dịch vụ cao hơn thì nhóm đó có điều kiện kinh tế cao hơn.

Bảng 4.5 Nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ năm 2006

TT Chỉ tiêu ĐVT Hộ giàu, khá Hộ trung bình Hộ nghèo

1 Tổng nhân khẩu Ng−ời 5,6 4,2 5,0

2 Tổng số LĐ trong tuổi Ng−ời 4,8 3,1 2,3

Trong đó: LĐ nữ Ng−ời 1,9 1,5 1,1

- LĐ thuần nông Ng−ời 0,4 1,2 1,0

- LĐ kiêm ngành nghề Ng−ời 3,7 3,0 1,3

- LĐ phi nông nghiệp Ng−ời 0,7 0,1 0,0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

4.2.1.5 Cơ cấu lao động theo độ tuổi ở làng nghề thủ công mỹ nghệ mây tre đan

Tuổi lao động của các nhóm hộ chủ yếu tập trung trong khoảng từ 16 tuổi đến 60 tuổi và có sự phân biệt rất rõ rệt giữa các nhóm hộ.

Lao động ngoài tuổi ở nhóm hộ khá, giàu thấp hơn rất nhiều so với hai nhóm hộ còn lại. Có hai nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này: một là nhóm hộ khá quan tâm đến việc đào tạo lớp trẻ hơn các nhóm hộ còn lại cho nên lực l−ợng lao động tr−ớc tuổi ở nhóm này ít hơn; hai là nhóm hộ giàu và khá sau khi có đ−ợc thu nhập cao hơn đR tính đến chuyện dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn các nhóm khác cho nên lao động ngoài tuổi cũng ít hơn các nhóm còn lại.

Lao động trong độ tuổi lao động tại các nhóm hộ tập trung ở độ tuổi từ 16-45 tuổi, điều này cho thấy lực l−ợng lao động trong làng nghề là lực l−ợng lao động trẻ. Đây là lực l−ợng lao động có khả năng tiếp cận với các điều kiện khoa học công nghệ nhanh là nền tảng thúc đẩy sự phát triển của làng nghề. Tuy nhiên lực l−ợng lao động ở làng nghề có thực sự tiếp cận đ−ợc các công nghệ mới hay không? Nếu tiếp cận đ−ợc thì nhóm hộ nào là nhóm hộ tiếp cận mạnh? chúng ta cần phải nghiên rõ hơn về trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn của các nhóm hộ.

Bảng 4.6 Cơ cấu độ tuổi của lao động trong các nhóm hộ so với tổng số lao động điều tra năm 2006

ĐVT: %

TT Diễn giải Khá giàu T.Bình Nghèo

Tổng số 100,0 100,0 100,0 1 D−ới 15 tuổi 18,5 20,4 29,1 2 Từ 16 đến 60 tuổi 71,8 66,2 60,2 - Từ 16 đến 30 tuổi 26,1 20,8 32,2 - Từ 30 đến 45 tuổi 34,2 31,0 18,4 - Từ 45 đến 60 tuổi 11,5 14,5 9,5 3 Trên 60 tuổi 9,8 13,3 10,7

Biểu đồ 4.2 Cơ cấu độ tuổi của lao động trong các nhóm hộ khá, giàu

Biểu đồ 4.4 Cơ cấu độ tuổi của lao động trong các nhóm hộ trung bình

4.2.1.6 Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn của lao động trong làng nghề thủ công mỹ nghệ mây tre đan

Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn của lao động trong làng nghề ở các nhóm hộ điều tra có sự khác nhau rất rõ rệt. Qua điều tra cho thấy, nhóm hộ khá có trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn cao hơn hẳn so với nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo. Do vậy, khả năng tiếp cận các loại công cụ, máy móc thiết bị hiện đại của nhóm hộ khá, giàu tốt hơn hẳn các nhóm hộ còn lại.

Trình độ văn hoá của tất cả các nhóm hộ tại làng nghề chủ yếu tập trung ở 2 mức đó là tốt nghiệp Phổ thông Cơ sở và tốt nghiệp Phổ thông Trung học, số lao động mới tốt nghiệp tiểu học và mù chữ thấp. 100% số lao động mù chữ là lao động ngoài tuổi tr−ớc đây đR biết chữ nh−ng do lâu ngày không sử dụng đến chữ nên bị tái mù chữ. Tuy nhiên số l−ợng lao động mù chữ ít, hơn nữa lực l−ợng này chủ yếu là lao động già, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên ít ảnh h−ởng đến hiệu quả công việc.

Bảng 4.7 Cơ cấu trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn của lao động trong các nhóm hộ so với tổng số lao động điều tra năm 2006

ĐVT: %

TT Diễn giải Khá giàu T.Bình Nghèo

1 Trình độ văn hoá 100,0 100,0 100,0

- Không biết chữ 1,1 3,8 3,8

- Tốt nghiệp tiểu học 4,1 9,7 15,1

- Tốt nghiệp phổ thông cơ sở 37,9 41,8 44,0

- Tốt nghiệp phổ thông trung học 56,9 44,7 37,1

2 Trình độ chuyên môn 100,0 100,0 100,0

- Cao đẳng, đại học/trên đại học trở lên 4,8 1,5 0,0

- Trung cấp 12,2 4,9 1,5

- Sơ cấp/học nghề 24,7 19,2 7,6

- Không có chuyên môn 58,1 74,4 90,9

- Nghệ nhân 0,2 0,1 0,0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Về trình độ chuyên môn: Số lao động tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên rất ít (4,81% đối với nhóm hộ khá, giàu và 1,54% đối với nhóm hộ trung bình). Nhóm hộ nghèo không có lao động trình độ cao đẳng và đại học trở lên. Công việc chính của số lao động này là điều hành các cơ sở sản xuất, làm kế toán hoặc là làm thị tr−ờng. Họ ít trực tiếp sản xuất mà làm điều hành hoặc làm các công việc gián tiếp. Lao động có trình độ trung cấp ở các nhóm hộ cũng còn thấp, phần lớn là lao động trong các hộ khá, hộ đ−ợc gia đình cho đi đào tạo hai nghề chủ yếu đó là kế toán và mỹ thuật để về phục vụ ngay chính các cơ sở sản xuất của gia đình mình.

Đa số lao động trong làng nghề đều ch−a qua đào tạo, phần vốn kiến thức và tay nghề có đ−ợc là tự đào tạo từ làng nghề, các mẫu hàng có đ−ợc là

do tự sáng tạo và do khách hàng đem đến đặt hàng là chủ yếu, các mẫu hàng có đ−ợc do đào tạo từ các tr−ờng lớp còn hạn chế. Đây là một trong những điểm yếu cơ bản của làng nghề.

Tổng hợp kết quả điều tra hộ cho thấy trong các nhóm hộ cũng đR từng b−ớc cử lao động đi đào tạo sơ cấp và học nghề, tuy nhiên do điều kiện về kinh tế có hạn và do ch−a xác định đúng nhu cầu của làng nghề nên tỷ lệ lao động của làng nghề đ−ợc đ−a đi đào tạo còn rất thấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự chuyển đổi cơ cấu lao động và thu nhập của lao động trong làng nghề thủ công mỹ nghệ mây tre đan xã phú nghĩa chương mỹ hà tây (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)