Đặc điểm về lao động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự chuyển đổi cơ cấu lao động và thu nhập của lao động trong làng nghề thủ công mỹ nghệ mây tre đan xã phú nghĩa chương mỹ hà tây (Trang 38 - 39)

3. Đặc điểm địa bàn và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.1.4Đặc điểm về lao động

Lao động trong làng nghề thủ công mỹ nghệ mây tre đan có nhiều loại hình và nhiều trình độ khác nhau.

Lao động trong làng nghề thủ công mỹ nghệ mây tre đan và lao động nông nghiệp có gắn kết chặt chẽ với nhau; do tổ chức sản xuất theo quy mô hộ gia đình là chủ yếu nên lao động trong làng nghề thủ công mỹ nghệ mây tre đan gắn kết với lao động nông nghiệp. Lúc này, giờ này sản xuất mây tre đan nh−ng lúc khác giờ khác lại làm nông nghiệp. Lao động trong làng nghề đôi khi tách khỏi nông nghiệp nh−ng không tách khỏi nông thôn.

Do nhu cầu mở rộng quy mô, trong nguồn lao động nông thôn có một bộ phận lao động đ−ợc tách ra để chuyên sản xuất mây tre đan. Ngoài lao động gia đình, các cơ sở sản xuất còn phải thuê lao động. Điều đặc biệt, trong

các làng nghề thủ công mỹ nghệ mây tre đan là tỷ suất sử dụng lao động rất cao và hầu nh− tất cả mọi ng−ời (từ trẻ em đến ng−ời già) đều có việc làm.

Bảng 3.1 Cơ cấu lực l−ợng lao động trong làng nghề thủ công mỹ nghệ mây tre đan xã Phú Nghĩa

So sánh (%) 2004 2005 2006 05/04 06/05 Nông nghiệp 766 655 584 85,5 89,2 Công nghiệp - TTCN 3713 3780 3804 101,8 100,6 Th−ơng mại, dịch vụ 456 562 684 123,2 121,7 Tổng số 4935 4997 5072 101,3 101,5

Nguồn: Số liệu thống kê x Phú Nghĩa 2004-2006

Trong những năm qua lực l−ợng lao động trong làng nghề liên tục tăng và có xu h−ớng tăng lao động ngành CN – TTCN và th−ơng mại, dịch vụ, giảm lao động nông nghiệp. Đây là một xu thế tốt và phù hợp với điều kiện phát triển của làng nghề.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự chuyển đổi cơ cấu lao động và thu nhập của lao động trong làng nghề thủ công mỹ nghệ mây tre đan xã phú nghĩa chương mỹ hà tây (Trang 38 - 39)