Ảnh h−ởng của việc chiếu sáng gián đoạn đến chất l−ợng hoa loa kèn

Một phần của tài liệu [Luận văn]bước đầu nghiên cứu phản ứng xuân hoá và phản ứng ánh sáng của giống hoa loa kèn lilium formolongo (Trang 84 - 86)

Mục đích chính của xử lý quang gián đoạn là rút ngắn thời gian từ trồng đến ra hoa để cho hoa trái vụ (cho hoa sớm hơn so với chính vụ). Nh− ở trên chúng tôi nghiên cứu thì việc chiếu sáng gián đoạn nh− vậy làm giảm chiều cao cây, giảm số lá, đặc biệt là rút ngắn thời gian sinh tr−ởng. Còn chỉ tiêu về chất l−ợng hoa thì có ảnh h−ởng hay không? Bảng 4.21 chúng tôi thể hiện kết quả này.

Bảng 4.21: ảnh h−ởng của việc chiếu sáng ở các thời kỳ khác nhau tới chất l−ợng hoa loa kèn

Chỉ tiêu

Công thức Số hoa/bông (hoa)

Chiều dài hoa

(cm) ĐK hoa (cm) Độ bền hoa (ngày) CT1 3,61 14,71 9,68 7,21 CT2 2,23 12,63 8,33 7,83 CT3 2,93 13,70 8,90 7,53 CT4 3,07 14,07 9,38 7,40 CT5 3,72 14,54 9,57 7,28

Qua kết quả bảng 4.21 cho thấy: Các chỉ tiêu về số hoa/bông, chiều dài hoa, đ−ờng kính hoa ở công thức 2 thấp nhất, tiếp đến là công thức 3, công thức 4, công thức 5 và công thức 1 đạt t−ơng đ−ơng nhau và cao nhất. Sở dĩ nh− vậy, vì nh− ở kết quả trình bày trên do chiếu sáng gián đoạn thì công thức 2 rút ngắn thời gian sinh tr−ởng nhất nên cây ch−a tích lũy tối đa chất dinh d−ỡng, chiều dài cành ngắn hơn, số lá ít hơn nên khả năng quang hợp kém hơn các công thức khác.

Về số hoa/bông giữa công thức chiếu sáng và không chiếu sáng ở các thời kỳ khác nhau đã ảnh h−ởng rõ rệt. Cụ thể là: so với công thức 1 (không

chiếu sáng) thì ở công thức 2 đạt thấp nhất là 2,23/3,61, tiếp đến là công thức 3 đạt 2,93/3,61, công thức 4 đạt 3,07/3,61 còn công thức 5 do chiếu sáng muộn nên lúc chiếu sáng cây đã phân hóa mầm hoa rồi nên không sai khác so với đối chứng đạt 3,72/3,61.

Chiều dài hoa và đ−ờng kính hoa cũng có sự sai khác nhau giữa các công thức, chiều dài hoa dao động trong khoảng 12,63-14,71 cm., trong đó ở công thức không chiếu sáng thì chiều dài hoa đạt cao nhất 14,71 cm còn ở công thức 2 đạt 12,63 cm. Đ−ờng kính hoa cũng dao động từ 8,33 - 9,68 cm, thấp nhất là công thức 2 đạt 8,33 cm và cao nhất ở công thức 1 đạt 9,68 cm.

Độ bền hoa ở các công thức không chênh lệch nhau nhiều lắm. Tuy nhiên ở công thức 2 ra hoa sớm hơn vào tháng 3 nhiệt độ thích hợp trung bình 22oC và độ ẩm cao nên độ bền hoa đ−ợc lâu hơn. Còn ở các công thức khác đều ra hoa vào tháng 4 nên độ bền hoa không có sự sai khác nhiều.

Từ sự phân tích trên chúng tôi rút ra nhận xét: Đối với cây loa kèn

Lilium formolongo chiếu sáng càng sớm cây càng rút ngắn thời gian sinh

tr−ởng hơn và ra hoa sớm hơn. Tuy nhiên chất l−ợng hoa kém hơn so với chiếu muộn và không chiếu sáng.

CT1(ĐC) CT2 CT3 CT4 CT5

ảnh 4.6: So sánh các công thức xử lý chiếu sáng ở các thời kỳ khác nhau sau trồng 90 ngày trồng

Phần V

Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu [Luận văn]bước đầu nghiên cứu phản ứng xuân hoá và phản ứng ánh sáng của giống hoa loa kèn lilium formolongo (Trang 84 - 86)