formolongo nói riêng
2.4.1. Một số nghiên cứu về ph−ơng pháp và kỹ thuật nhân giống cây hoa loa kèn
2.4.1.1. Gieo hạt
Khi hạt chín thu hái hạt, cất trữ đến mùa xuân năm sau đem gieo. Sau khi gieo 20-30 ngày hạt nảy mầm. ở Việt Nam, cách gieo hạt này cây con
trải qua thời gian dài mới ra hoa và tỷ lệ ra hoa thấp nên không thích hợp cho trồng ở vùng đồng bằng sông Hồng vì vậy ph−ơng pháp này ít phổ biến.
Các nghiên cứu về cây hoa loa kèn th−ờng tập trung vào các biện pháp nhân giống vô tính. Ngoài ra còn tiến hành nhập và trồng thử nghiệm các giống mới có triển vọng cho năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện khi hậu của Việt Nam đặc biệt là khí hậu miền Bắc. Trong những năm gần đây, việc nhập và nghiên cứu khảo nghiệm các giống hoa loa kèn đ−ợc tiến hành tại nhiều cơ quan nghiên cứu, điền hình là Viện di truyền nông nghiệp và Viện sinh học Nông nghiệp tr−ờng ĐHNN I - Hà nội.
Trong thực tiễn sản xuất hoa loa kèn th−ờng có một số ph−ơng pháp nhân giống vô tính:
- Nhân giống bằng củ - Nhân giống bằng vảy củ - Nhân giống bằng thân ngầm - Nhân giống bằng nuôi cấy mô…
2.4.1.2. Ph−ơng pháp nhân giống in vitro
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nuôi cấy mô, nhiều tác giả đã nghiên cứu sử dụng kỹ thuật nuôi cấy invitro để đáp ứng cho cây hoa loa kèn nhằm nhân nhanh các giống sạch bệnh, đa dạng hóa nguồn gen và sản xuất giống gốc.
Việc lựa chọn mô nuôi cấy rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chất l−ợng, số l−ợng của củ cây con, củ nhỏ sau này Khi sản xuất cây giống hoa loa kèn vảy củ đã trở thành nguồn nguyên liệu chính cho việc nuôi cấy mô. Đây là nguyên liệu nuôi cấy ban đầu thích hợp nhất đối với cây hoa loa kèn. Một số tác giả đã nghiên cứu về việc sử dụng vảy củ để nuôi cấy có tính tiện lợi, dễ thành công, có hiệu quả cao hơn nhiều so với sử dụng các bộ phân khác từ cây hoa loa kèn. Sau khi chọn mẫu đ−ợc khử trùng rồi đ−a vào môi tr−ờng nuôi cấy khởi động thích hợp về tỷ lệ và hàm l−ợng các chất điều tiết
sinh tr−ởng để kích thích mẫu cấy phát sinh hình thái chồi, callus, phôi vô tính... Tiếp theo đ−a vào giai đoạn nhân nhanh, giai đoạn tăng kích th−ớc củ. Giai đoạn này quyết định đến hệ số nhân và kích th−ớc củ của quy trình nhân giống in vitro. Kết thúc giai đoạn này,các chồi, củ đ−a vào môi tr−ờng ra rễ để tạo cây (củ) hoàn chỉnh có đủ lá, thân, rễ (tuỳ từng đối t−ợng nghiên cứu).
Kết thúc quy trình tạo cây con, củ nhỏ trong phòng thí nghiệm thì các cá thể đạt đ−ợc tiêu chuẩn trên đ−ợc đ−a ra v−ờn −ơm. ở giai đoạn trồng cây ở v−ờn −ơm đòi hỏi cần có điều kiện sống (nhiệt độ, ánh sáng, n−ớc...) thích hợp để cây sinh tr−ởng phát triển. Đối với cây hoa loa kèn, cây con in vitro phải đ−ợc trồng ở v−ờn −ơm ít nhất 2-3 vụ mới tạo đ−ợc củ giống thành thục.
Đây là giai đoạn chuyển cây con in vitro từ trạng thái dị d−ỡng sang trạng thái sống hoàn toàn độc lập, vì vậy cần thiết phải tìm đ−ợc điều kiện thích hợp để cây sống và sinh tr−ởng tốt.
Năm 1979, Taykama cho rằng: nếu môi tr−ờng chứa 30g/l sacaroza thì để phá ngủ cho củ loa kèn cần xử lý ở nhiệt độ 5 0c trong 70 ngày nếu hàm l−ợng đ−ờng lên đến 90g/l thì thời gian cần đến 120-140 ngày [46].
Năm 1984, Van và Blom đã tìm hiểu vai trò nhiệt độ thấp khi xử lý các củ mẹ cho nuôi cấy. Việc xử lý củ giống trong điều kiện nhiệt độ thấp 0 0C kéo dài 10-12 tháng đã làm giảm sự bổ sung α-NAA đóng vai trò quyết định đến sự tái sinh chồi, số chồi trên vảy và sự tăng tr−ởng của củ về trọng l−ợng khi dùng ở nồng độ thấp. ở nồng độ cao tác dụng của α -NAA hoàn toàn ng−ợc lai. Trong nuôi cấy, BA hoàn toàn không ảnh h−ởng đến sự tái sinh chồi song lại thúc đẩy sinh tr−ởng của các chồi tái sinh [48] [49].
Năm 1994, Duong Tan Nhut đã công bố kết quả nghiên cứu giống huệ tây bằng ph−ơng pháp nuôi cấy vảy củ nhằm đ−a ra một giải pháp hữu hiệu khắc phục hiện t−ợng thoái hóa giống trầm trọng tại Đà Lạt hiện nay. Vảy củ đ−ợc khử trùng bằng HgCl2 2% trong 5 phút sau đó cấy trên môi tr−ờng MS
có bổ sung cả thành phần vitamin, chất hữu cơ và saccarose. Sau khi tạo đ−ợc cây con trong ống nghiệm có thể tiếp tục nhân bằng cách tách vảy củ đ−ợc tạo thành đem cấy trong môi tr−ờng nhân nhanh [34].
2.4.1.3. Nhân giống bằng củ
Đây là ph−ơng pháp nhân giống cổ truyền của bà con nông dân. Sau khi thu hoạch củ, củ đem cất giữ bảo quản 4-5 tháng trong tối rồi đem trồng ở vụ sau. Ph−ơng pháp này đơn giản dễ làm song hệ số nhân giống thấp, không ngăn chặn đ−ợc sự lây lan của virus do sử dụng củ giống đã bị nhiễm virus qua nhiều năm.
2.4.1.4. Nhân giống từ vảy củ
Sau khi có củ mẹ, ta tách vảy củ rồi trồng ngửa vảy củ xuống nền giá thể thích hợp. Sau đó nuôi trồng 2 tháng thấy trên vảy củ xuất hiện chồi và củ nhỏ. Các chồi và củ nhỏ này đ−ợc nuôi trong 2-3 vụ sẽ thu đ−ợc củ hoa loa kèn tr−ởng thành. Đây là ph−ơng pháp nhân giống cho hệ số nhân giống cao, Tuy nhiên, nếu dùng củ mẹ bị nhiễm thì sự lây lan sang các vảy vẫn còn tồn tại. Thời gian tạo củ giống th−ơng phẩm khi dùng ph−ơng pháp này cũng khá dài.
2.4.1.5 Nhân giống từ củ con phát sinh trên cây mẹ
Cây hoa loa kèn sau khi thu hoạch một thời gian ở vị trí gần gốc và đỉnh ngọn sinh ra những củ con. Tách những củ con này đem trồng, nuôi lớn để tăng khối l−ợng củ. Hiện nay, ở Việt Nam đã xuất hiện một số kho lạnh chuyên dùng để xử lý lạnh củ giống nên ph−ơng pháp nhân giống này đang đ−ợc áp dụng rộng rãi.
2.4.2. Kỹ thuật trồng hoa loa kèn
2.4.2.1. Thời điểm trồng
ở Việt Nam, củ giống hoa th−ờng đ−ợc trồng vào cuối tháng 10 và cho thu hoa vào tháng 4, 5 năm sau. Sau thu hoa để nuôi củ 1 tháng trên ruộng mới đào củ phân loại và đem bảo quản xử lý củ tr−ớc khi trồng.
2.4.2.2. Làm đất và lên luống
Luống trồng rộng trung bình từ 1-1,2m, cao từ 25-30cm. Bón phân lót tr−ớc khi trồng: phân chuồng đã hoai mục 15 tấn, P2O5 100kg cho 1 ha tránh dùng supe lân.
2.4.2.3. Mật độ, khoảng cách
Mật độ trung bình 25-30củ/m2, khoảng cách 15x20cm hoặc 20x25cm. Trung bình 7500-8000 củ/1 ha.
2.4.2.4. Phân bón
Tổng l−ợng phân bón vô cơ cho 1 ha là đạm: lân: kali= 200: 200: 100. Bón thúc 3 lần kết hợp xới xáo làm cỏ, có thể bón thúc thêm bằng cách phun dinh d−ỡng qua lá. Cây loa kèn cần bón tập trung sớm vào 3 thời kỳ chính:
- Lần 1: Khi cây cao 10 cm - Lần 2: Khi cây cao 20 cm - Lần 3: Khi cây cao 50 cm
2.4.2.5. Phòng trừ sâu bệnh
Cây loa kèn th−ờng gặp một số loại sâu bệnh chủ yếu sau:
- Rệp là loại phổ biến nhất: biểu hiện lá cây xoăn lại, ngọn quăn queo, nụ hoa bị thui chột, hoa không nở đ−ợc hoặc dị dạng, méo mó. Nhện cũng th−ờng gặp trên ruộng loa kèn. Có thể dùng Karate 2,5 EC để phòng trừ.
- Bệnh thối hỏng rễ cây, bệnh phấn trắng, bệnh đốm lá, đốm hoa do nấm gây ra làm giảm giá trị th−ơng phẩm hoa cắt. Cần phòng trừ định kỳ và khi thấy xuất hiện bệnh là phải phun thuốc ngay. Có thể dùng Anvil, Score, Topsin, Ridomil … [30].
Phần thứ ba
Vật liệu nội dung
và ph−ơng pháp nghiên cứu