Thí nghiệm tìm hiểu thời gian ngủ nghỉ của củ giống loa kèn

Một phần của tài liệu [Luận văn]bước đầu nghiên cứu phản ứng xuân hoá và phản ứng ánh sáng của giống hoa loa kèn lilium formolongo (Trang 41)

Hoa loa kèn là cây hai năm th−ờng đ−ợc trồng vào tháng 10,11 và cho hoa vào tháng 4,5 năm sau, củ giống loa kèn đ−ợc thu hoạch vào tháng 6, 7. Theo tập quán của ng−ời dân vùng đồng bằng sông Hồng tr−ớc đây, sau khi thu hoạch củ giống bảo quản trong cát khô đến tháng 10,11 mới đem trồng. Nh− vậy thời gian từ lúc thu hoạch củ đến lúc trồng rất dài nên củ giống bị hao hụt cả về l−ợng và chất ảnh h−ởng đến tỷ lệ mọc mầm và tỷ lệ ra hoa cũng nh− chất l−ợng hoa loa kèn. Vấn đề đặt ra chúng tôi cần tìm hiểu xem thời gian ngủ nghỉ của củ giống là bao nhiêu ngày để tìm biện pháp rút ngắn thời gian ngủ nghỉ của củ giống có hiệu quả nhất.

Để tìm hiểu về đặc tính ngủ nghỉ của củ giống sau thu hoạch chúng tôi tiến hành các thí nghiệm:

4.1.1. Thời gian ngủ nghỉ của củ giống ở điều kiện tự nhiên để củ tự mọc lại ở ruộng loa kèn kết thúc thu hoa ngày 30/5

Tìm hiểu sự ngủ nghỉ của củ giống hoa loa kèn ở ruộng loa kèn đã kết thúc thu hoa ngày 30/5/2005 và theo dõi xem khả năng mọc lại của củ nh− thế nào?

Sự ngủ nghỉ là gì? Trong thời kỳ ngủ nghỉ có sự giảm sút một cách đáng kể c−ờng độ các quá trình trao đổi chất, các hoạt động sinh lý, sinh hoá trong cơ thể dẫn đến cây ngừng sinh tr−ởng. Có hai trạng thái ngủ nghỉ đó là nghỉ bắt buộc và nghỉ sâu.

Trạng thái nghỉ bắt buộc xảy ra khi gặp các điều kiện ngoại cảnh bất thuận cho sự sinh tr−ởng nh− là thiếu n−ớc, nhiệt độ thấp, quang chu kỳ không thích hợp... buộc cơ thể phải ngừng sinh tr−ởng và chuyển vào trạng thái ngủ

nghỉ. Nh−ng khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng lập tức sinh tr−ởng ngay. Còn trạng thái nghỉ sâu (hay còn gọi là nghỉ say) xảy ra không phải do điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi cho sinh tr−ởng mà do nguyên nhân bên trong của chúng, đ−ợc kiểm tra bằng các tác nhân nội tại. Chính vì vậy, trong thời kỳ ngủ nghỉ dù điều kiện bên ngoài thuận lợi nhất cho sự sinh tr−ởng thì cũng không thể nào làm chúng sinh tr−ởng đ−ợc.

Sau khi kết thúc thu hoa ngày 30/5 chúng tôi theo dõi sự mọc lại của củ. Kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Thời gian ngủ nghỉ của củ giống sau thu hoạch hoa đến khi củ tự mọc lại Ngày thu hoa Ngày củ tự mọc mầm lại 10% Ngày kết thúc củ tự mọc mầm lại

Thời gian từ thu hoa đến mọc mầm

10%(ngày)

Thời gian từ thu hoa đến kết thúc mọc

mầm

30/5 2/10 26/10/2005 121,67 146,33

Qua kết quả bảng 4.1 cho thấy: Mặc dù củ giống sau khi thu hoa xong đ−ợc chăm sóc trong điều kiện thích hợp nh−ng cũng không nảy mầm ngay đ−ợc. Sau thu hoa ngày 30/5 đến 2/10 mới có 10% cây mọc lại t−ơng ứng 121,67 ngày và 26/10 mới kết thúc bật mầm t−ơng ứng 146,33 ngày. Thời gian kể từ lúc thu hoa cho đến khi củ mọc lại t−ơng đối dài 121,67 - 146,33 ngày, trong thời gian này điều kiện ngoại cảnh thuận lợi cây cũng không thể nào sinh tr−ởng ngay đ−ợc chứng tỏ sau khi thu hoa, củ ch−a hoàn chỉnh về trạng thái sinh lý.

Tuy nhiên theo tập quán của ng−ời dân vùng đồng bằng sông Hồng tr−ớc đây, sau khi thu hoa để nuôi củ d−ới đất 1 tháng sau đó đào củ bảo quản trong cát đến tháng 10,11 mới đem trồng. Để biết rõ hơn về thời gian ngủ nghỉ chúng tôi tiến hành thí nghiệm:

4.1.2. Thời gian ngủ nghỉ sau khi thu hoa xong nuôi củ 1 tháng đào củ lên và vùi vào trong cát

Chính sự ngủ nghỉ của củ giống là thời gian từ lúc trồng củ đến lúc bắt đầu bật mầm. Sau khi kết thúc thu hoa ngày 30/5 chúng tôi nuôi củ 1 tháng đến ngày 30/6 thu củ. Qua bảng 4.2 chúng tôi thấy: Khi thu củ vào 30/6 và vùi vào trong cát có độ ẩm thích hợp thì đến 5/10 mới có 10% cây mọc t−ơng ứng thời gian ngủ nghỉ là 93,63. Thời gian kết thúc bật mầm là 120,57 ngày. Nh−

vậy, tính từ lúc củ loa kèn vùi vào trong cát đến khi bật mầm có thời gian ngủ nghỉ khá dài từ 93,63- 120,57 ngày.

Bảng 4.2: Thời gian ngủ nghỉ của củ giống sau thu hoạch vùi trong cát

Ngày thu củ Ngày vùi trong cát Ngày mọc mầm 10% Ngày kết thúc mọc mầm Thời gian bật mầm (10%) Thời gian kết thúc bật mầm 30/6 30/6 5/10 28/10 93,63 120,57

Nh− vậy, thời gian từ lúc thu hoa đến lúc bật mầm là 121,67- 146,33 ngày, trong khi đó thời gian từ lúc thu củ đến lúc bật mầm đạt từ 93,63- 120,57 ngày.

Để tìm ra thời gian ngủ nghỉ chính xác hơn chúng tôi tiếp tục tiến hành thí nghiệm:

4.1.3. Thời gian ngủ nghỉ củ giống sau khi thu hoa xong nuôi củ 1 tháng đào củ lên và trồng luôn xuống đất

Nh− ở thí nghiệm trên, khi thu củ xong vùi củ vào cát thì sau 93,63 - 120,57 ngày củ mới mọc mầm đ−ợc. ở thí nghiệm này chúng tôi đào củ xong trồng củ luôn xuống đất kết quả bảng 4.3 cho thấy:

Bảng 4.3: Thời gian ngủ nghỉ của củ giống sau thu hoạch trồng luôn xuống đất

Ngày thu củ Ngày trồng Ngày mọc mầm 10% Ngày kết thúc mọc mầm Thời gian bật mầm (10%) Thời gian kết thúc bật mầm 30/6 30/6 30/9 22/10 90,33 115,63

Sau thu củ 30/6 và trồng luôn xuống đất chăm sóc trong điều kiện thích hợp nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ đầy đủ đến ngày 30/9 mới có 10% mọc mầm t−ơng đ−ơng 90,33 ngày và đến 22/10 kết thúc mọc mầm t−ơng ứng là 115,63 ngày. Nh− vậy, ở trong điều kiện khác (trồng trên nền đất) thì sau 90,33- 115,63 ngày củ mới mọc mầm đ−ợc.

Tóm lại, qua ba thí nghiệm thăm dò về đặc tính ngủ nghỉ của củ giống loa kèn chúng tôi sơ bộ kết luận: Thời gian từ lúc thu hoa đến khi củ tự mọc lại là khoảng 4 tháng, còn thời gian từ lúc thu củ đến khi củ mọc mầm khoảng 3 tháng. Nh− vậy, củ loa kèn có tập tính ngủ sâu, củ mới đào lên trồng trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi cũng không nảy mầm ngay mà phải trải qua một thời gian dài 3-4 tháng mới nảy mầm đ−ợc.

4.1.4. Thăm dò biện pháp phá ngủ của củ giống sau thu hoạch

ở nội dung này chúng tôi lấy kết quả ở nội dung 3 để so sánh. Kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 4.4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua kết quả bảng cho thấy: Nếu không xử lý lạnh thì thời gian từ lúc trồng đến khi bật mầm 10%là 90,33 ngày trong khi đó củ đ−ợc xử lý lạnh 30 ngày thì rút ngắn đ−ợc thời gian từ trồng đến bật mầm 10% còn 46,53 ngày.

Bảng 4.4: Thời gian ngủ nghỉ và thăm dò biện pháp phá ngủ của củ giống

Chỉ tiêu CT Ngày thu hoa Ngày thu củ Ngày trồng Ngày mọc mầm 10% Ngày kết thúc mọc mầm Thời gian bật mầm 10% Thời gian kết thúc bật mầm CT1 (ĐC) 30/5 30/6 30/6 30/9 22/10 90,33 115,63 CT2 30/5 30/6 30/7 15/8 30/8 46,53 60,27

Nh− vậy, việc xử lý nhiệt độ thấp đã có tác dụng phá ngủ rút ngắn thời gian ngủ nghỉ của củ giống từ 43,80 - 55,36 ngày.

Đặc biệt việc xử lý lạnh đã ảnh h−ởng cực kỳ mạnh mẽ đến tỷ lệ mọc mầm và thời gian sinh tr−ởng của cây hoa loa kèn. Kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5: ảnh h−ởng biện pháp phá ngủ đến tỷ lệ mọc mầm, thời gian ra nụ, ra hoa của cây

Chỉ tiêu CT Tỷ lệ mọc mầm (%) Thời gian từ trồng đến ra nụ (ngày) Thời gian từ trồng đến ra hoa (ngày) CT1(ĐC) 67,63 181,37 204,33 CT2 90,33 93,67 120,33

Về tỷ lệ mọc mầm: ở công thức 1 không xử lý nhiệt độ thấp (ĐC) thì tỷ lệ mọc mầm chỉ đạt 67,63% trong khi đó ở công thức 2 đạt 90,33%.

Về thời gian sinh tr−ởng: Đối với công thức 1, củ giống không đ−ợc xử lý lạnh thì thời gian từ trồng đến ra hoa kéo dài 204,33 ngày. Còn công thức 2 củ giống đ−ợc xử lý nhiệt độ thấp trong 30 ngày thì thời gian từ trồng đến ra hoa là 120,33 ngày. Nh− vậy, sự chênh lệch thời gian từ trồng đến ra hoa giữa hai công thức củ giống đ−ợc xử lý và củ giống không đ−ợc xử lý t−ơng đối lớn là 84 ngày. Điều này đ−ợc thể hiện rõ ở đồ thị 4.1.

0 50 100 150 200 250 Ngà y

Thời gian từ trồng đến ra nụ (ngày) Thời gian từ trồng đến ra hoa (ngày)

TGST

CT1(ĐC) CT2

Tóm lại, củ giống loa kèn có tập tính ngủ nghỉ, củ mới đào lên trong điều kiện thích hợp cũng không nảy mầm mà phải trải qua một thời gian rất dài mới nảy mầm đ−ợc và nảy mầm không đồng đều. Việc xử lý nhiệt độ thấp có tác dụng phá vỡ sự ngủ nghỉ của củ giống và làm chúng nảy mầm đồng đều, tỷ lệ mọc mầm cao và rút ngắn đ−ợc thời gian sinh tr−ởng. Vì vậy có thể kết luận xử lý lạnh có ảnh h−ởng rõ rệt quyết định sự ra hoa của cây loa kèn

Lilium formolongo.

Qua thí nghiệm 1, chúng tôi sơ bộ kết luận: củ loa kèn có tập tính ngủ sâu, việc xử lý nhiệt độ thấp đã làm rút ngắn đ−ợc thời gian ngủ nghỉ củ giống, đặc biệt là đã làm tăng tỷ lệ mọc mầm hơn rất nhiều từ 67,63% đến 90,33% và rút ngắn đ−ợc thời gian sinh tr−ởng khoảng 84,00 ngày. Với thời l−ợng xử lý lạnh 30 ngày trong khoảng nhiệt độ 4-5oC là có thể phá ngủ đ−ợc.

ảnh 4.1: So sánh sự mọc lại củ giống giữa các thí nghiệm

Củ tự mọc lại kể từ lúc thu hoa150 ngày

Củ đ−ợc trồng luôn sau đào củ 120 ngày

Củ sau 50 ngày trồng từ củ đ−ợc xử lý lạnh

4.2. Nghiên cứu thời l−ợng xử lý nhiệt độ thấp của củ đến sự sinh tr−ởng, phát triển của cây hoa loa kèn

Các thí nghiệm tr−ớc đây về xử lý nhiệt độ thấp đã xác nhận rằng, nhiệt độ xử lý tối −u cho các cây họ hành tỏi là khoảng từ 4 - 8oC. Trong thí nghiệm

về xử lý thời l−ợng nhiệt độ thấp, chúng tôi tiến hành sử dụng nhiệt độ xử lý của kho lạnh có điều chỉnh nhiệt độ liên tục từ 4-5oC.

Vấn đề đặt ra tr−ớc tiên chúng tôi cần giải quyết là thời gian xử lý củ giống bao nhiêu ngày là tối −u nhất để vừa bảo đảm chất l−ợng củ giống, vừa rút ngắn đ−ợc thời gian sinh tr−ởng và có thể điều khiển ra hoa trái vụ, đồng thời không làm giảm sút quá nhiều chất l−ợng của hoa. Vì vậy, chúng tôi bố trí thí nghiệm: Nghiên cứu ảnh h−ởng của thời l−ợng xử lý nhiệt độ thấp (xử lý nhiệt độ thấp 4-5oC) đến sự sinh tr−ởng phát triển và khả năng ra hoa của cây.

Củ giống đ−ợc đ−a ra trồng vào 1/8/2005 và chăm sóc với chế độ canh tác nh− nhau. Chúng tôi theo dõi tỷ lệ mọc mầm, thời gian từ khi trồng đến lúc bắt đầu bật mầm, sự ra hoa và chất l−ợng hoa loa kèn trắng Lilium formolongo đã có một số kết quả nh− sau:

Chỉ tiêu đầu tiên chúng tôi quan tâm theo dõi là tỷ lệ mọc mầm sau khi trồng (%) vì đây là chỉ tiêu quyết định hiệu quả của biện pháp xử lý. Việc xử lý nhiệt độ thấp (phá ngủ) có ảnh h−ởng gì đến khả năng mọc mầm và có rút ngắn đ−ợc thời kỳ nảy mầm không? Kết quả trình bày ở bảng 4.6 sẽ là lời giải đáp cho câu hỏi đó.

4.2.1. ảnh h−ởng của thời l−ợng xử lý nhiệt độ thấp đến tỷ lệ mọc mầm của cây hoa loa kèn (%)

Qua bảng 4.6 chúng tôi có nhận xét: Thời l−ợng xử lý nhiệt độ thấp khác nhau đối với củ hoa loa kèn giống đã ảnh h−ởng hết sức rõ rệt đến thời gian và tốc độ mọc mầm của hoa loa kèn khi trồng trên ruộng.

Cụ thể là: Về thời gian thì ở công thức đối chứng (không xử lý nhiệt độ thấp) thì sau trồng 60 ngày mới có 10,33% củ mọc mầm trong khi đó sau 20 ngày ở công thức 2 (đ−ợc xử lý lạnh 30 ngày) thấp nhất đã có 10,33% củ mọc mầm. Về tốc độ mọc mầm ở các công thức cũng rất khác nhau. Theo kết quả

nghiên cứu của chúng tôi thấy đối với củ giống đ−ợc xử lý lạnh càng dài thì tốc độ bật mầm thời gian đầu nhanh hơn và kết thúc thời gian bật mầm sớm hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau cùng 20 ngày trồng ở công thức 1 ch−a có củ nào mọc mầm, trong khi đó ở công thức 5 đạt cao nhất là 46,67%, tiếp đến là công thức 4 đạt 23,33% và công thức 3 đạt 15,33%, thấp nhất là công thức 2 đạt 10,33% . Nh− vậy, thời l−ợng xử lý nhiệt độ thấp khác nhau nên tốc độ mọc mầm cũng khác nhau. Các công thức khác nhau thì thời gian mọc cũng khác nhau kết quả bảng cho thấy ở công thức 1 sau 80 ngày trồng tỷ lệ mọc mầm cuối cùng đạt 63,33% củ mọc. Trong khi đó sau 40 ngày thì ở công thức 5 đã kết thúc mọc mầm và đạt tỷ lệ mọc mầm cuối cùng t−ơng đối cao là 98,33%.

Bảng 4.6: ảnh h−ởng của việc xử lý nhiệt độ thấp đến tỷ lệ mọc mầm của củ giống (%)

Thời l−ợng xử lý nhiệt độ thấp 4oC Tỷ lệ mọc (%)

Thời gian

sau trồng (ngày) CT1(ĐC) 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày

20 0 10,33 15,33 23,33 46,67 30 0 46,67 83,67 76,00 86,67 40 0 75,33 93,33 96,67 98,33 50 0 81,56 98,33 98,00 60 10,33 87,33 70 53,67 80 63,33 90

Sau 50 ngày trồng ở công thức 3 và 4 mới kết thúc quá trình bật mầm đạt 98,33% và 98,00% cây mọc. Và sau 60 ngày ở công thức 2 mới đạt tỷ lệ mọc mầm cuối cùng là 87,33%. So sánh 4 công thức mà củ giống đ−ợc xử lý nhiệt độ thấp ta thấy công thức 2 (sau 30 ngày) là có thể phá ngủ đ−ợc nh−ng tỷ lệ mọc vẫn ch−a tập trung và thấp hơn so với xử lý 40, 50, 60 ngày.

Sở dĩ công thức 1 có tỷ lệ mọc thấp hơn hẳn so với các công thức đ−ợc xử lý là do củ giống có thời gian ngủ nghỉ dài, củ nằm d−ới đất lâu, bị ảnh h−ởng trực tiếp của các điều kiện ngoại cảnh, làm thối củ và chất l−ợng củ giảm.

0 20 40 60 80 100 120 20 30 40 50 60 70 80 90 Ngày sau trồng Tỷ lệ mọc mầm CT1(ĐC) 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày

Đồ thị 4.2: ảnh h−ởng của thời l−ợng xử lý nhiệt độ thấp đến thời gian và tốc độ mọc mầm của củ giống (%)

Thời gian mọc mầm nhanh hay chậm nó cũng quyết định đến thời gian sinh tr−ởng của cây hoa loa kèn. Sự mọc mầm nhanh sẽ rút ngắn đ−ợc thời gian sinh tr−ởng của cây.

Nhìn vào đồ thị 4.2 ta thấy với thời l−ợng xử lý 40 ngày trở đi thì tỷ lệ mọc mầm và tốc độ mọc mầm rất tốt. Nh− vậy củ loa kèn đ−ợc xử lý 40 ngày

là có thể phá ngủ hoàn toàn. Tuy nhiên, thời l−ợng xử lý kéo dài làm cho củ mọc mầm nhanh hơn và có khả năng rút ngắn thời gian sinh tr−ởng của cây. Nh−ng các thời l−ợng khác nhau có ảnh h−ởng đến các chỉ tiêu về chất l−ợng hoa của cây không?. Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu các chỉ tiêu khác.

4.2.2. ảnh h−ởng của thời l−ợng xử lý nhiệt độ thấp đến động thái tăng tr−ởng chiều cao cây hoa loa kèn (%)

Qua bảng 4.7 cho thấy, ở các công thức khác nhau động thái tăng tr−ởng chiều cao cây cũng khác nhau. ở công thức 1 (đối chứng không xử lý) thì sau 60 ngày chiều cao cây mới đạt 2,31cm trong khi đó ở công thức 2, 3, 4, 5 sau 20 ngày thấp nhất ở công thức 2 cũng đạt 3,14 cm và cao nhất là công thức 5 đạt 6,24cm. Nếu so sánh cùng sau 60 ngày trồng thì ở các công thức 2,

Một phần của tài liệu [Luận văn]bước đầu nghiên cứu phản ứng xuân hoá và phản ứng ánh sáng của giống hoa loa kèn lilium formolongo (Trang 41)