II. Các giải pháp chính.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Để giữ vững và phát huy là một ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam, giữ vai trò chủđạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp lên hiện đại hoá, nâng cao đời sống của đại đa số nhân dân lao động Agribank phải xây dựng mô hình quản trị chiến lược cho giai đoạn 2011-2015.
Dựa trên lý thuyết cơ bản về mô hình quản trị chiến lược, sau khi phân tích đánh giá chiến lược hiện tại của Agribank đồ án đã thu được các kết quả sau :
- Agribank Việt Nam đã xây dựng bước đầu mô hình quản trị chiến lược với 3 trụ cột: khách hàng - sản phẩm dịch vụ và hệ thống cấu trúc.
- Qua phân tích cho thấy sứ mạng, mục tiêu, tầm nhìn với việc thực thi chiến lược tại Agribank đã có sự gắn kết, song vẫn chưa làm rõ sự khác biệt về sản phẩm, khách hàng và định vị hệ thống so với đối thủ cạnh tranh.
- Chiến lược hiện tại phù hợp với môi trường bên trong và bên ngoài, song chưa dự báo đối thủ tiềm năng, khách hàng, sản phẩm dịch vụ mới đến năm 2015. Những thiếu sót này sẽ là căn cứ để sửa chữa, nhằm đảm bảo môi trường và chiến lược luôn phù hợp.
- Những đề xuất mới hoàn thiện mô hình quản trị chiến lược là dựa trên khung lý thuyết với hiện trạng của Agribank Việt Nam và với 3 nhóm cơ bản: khách hàng toàn diện- sản phẩm tối ưu, định vị hệ thống cấu trúc.Nếu tổ chức thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn trong kinh doanh.
Trong quá trình thực hiện đồ án, do những thay đổi liên tục của môi trường bên ngoài và bên trong, do đó Agribank cần thường xuyên đánh giá, kiểm tra để có những điều chỉnh thích hợp và hoạch định chiến lược phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Nhà nước
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, hệ thống các văn bản pháp quy để có đủ khuôn khổ pháp lý cần thiết cho việc thực hiện tốt luật NHNN và Luật các TCTD, bảo đảm cho hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, năng động, an toàn. - Hoàn thiện môi trường pháp lý, quy định một cách rõ ràng các văn bản pháp luật,
nhập kh ẩu, các quy định về phát mãi tài sản, luật giao dịch điện tử,…nhằm tạo môi trường và định hướng hoạt động cho các NHTM.
- Chính phủ cần tăng cường hiệu lực của bộ máy thi hành án nhằm giúp các ngân hàng nhanh chóng thu hồi các khoản nợ xấu nhằm nhanh chóng xử lý các khoản nợ xấu.
- Xem xét giảm thuế nhập khẩu các thiết bị công nghệ ứng dụng trong hoạt động ngân hàng, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động ngân hàng hoạt động thanh toán. - Bên cạnh đó, Chính phủ cần thành lập cơ quan đánh giá mức độ tín nhiệm càng
sớm càng tốt, nhằm giúp ngân hàng có cơ sở tin cậy đánh giá khách hàng và thu thập thông tin về khách hàng một cách chuẩn xác, sẽ tránh được rủi ro cho ngân hàng.
2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, gián tiếp (nghiệp vụ thị trường mở, tái chiết khấu, tái cấp vốn…)
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần đưa ra các ràng buộc khắt khe hơn về vốn pháp định, công nghệ nhằm tránh tình trạng quá nhiều ngân hàng TMCP với qui mô nhỏ bé và công nghệ lạc hậu như hiện nay.
- Tăng cường vai trò của thanh tra giám sát ngân hàng của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng
- Xây dựng hệ thống thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả, dễ giám sát.
- Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế nhằm khai thông các quan hệ ngân hàng và tận dụng các nguồn vốn, công nghệ năng lực quản lý từ các nước và tổ chức quốc tế.