II. Các giải pháp chính.
4. Giải pháp công nghệ thông tin.
- Phát triển hệ thống công nghệ thông tin theo 3 mục tiêu cụ thể: i) Tăng năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ với chất lượng cao; ii) Hỗ trợ thông tin quản lý
- Xác định đầu tư phần mềm là quan trọng, mang tính quyết định đến hiệu quả của đầu tư công nghệ thông tin.
- Tập trung xem xét, phê duyệt các đề án trang bị kỹ thuật cần thiết để thực hiện kết nối các modul nghiệp vụ mới (thẻ tín dụng, POS) với hệ thống hiện hành.
(xem phụ lục số 17)
Tóm Tắt Chương 3
Chương 3 đề xuất hoàn thiện và các giải pháp chính của Agribank nhằm cải thiện chiến lược từ năm 2011-2015.
- Giải pháp sản phẩm, dịch vụ tối ưu : Ngoài các sản phẩm truyền thống về huy động vốn và hoạt động tín dụng, Agribank phát triển các sản phẩm dịch vụ mới đó là các sản phẩm thẻ, dịch vụ bao thanh toán, dịch vụ thanh toán tựđộng, dịch vụđầu tư tựđộng... nhằm tăng tỷ trọng thu dịch vụ ngoài tín dụng nhằm đưa Agribank trở thành ngân hàng hiện đại hoạt động kinh doanh đa năng.
- Về giải pháp khách hàng toàn diện: Đồ án đề xuất giải pháp Agribank vẫn tập trung giữ vững thị phần của 09 triệu hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp để phát triển nông nghiệp, nông thôn đi lên sản xuất lớn thực hiện chủ trương hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ. Đồng thời Agribank phải có chiến lược chiếm lĩnh thị phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng cá nhân là nhóm khách hàng có chiều hướng phát triển mạnh trong thời gian tới và có mức độ rủi ro thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp nhà nước.
Đồ án đã đề xuất các chính sách chủ yếu để giữ và phát triển khách hàng mục tiêu. - Hệ thống cấu trúc của Agribank hiện tại còn nhiều bất cập để thực hiện chiến lược kinh doanh trong 05 năm tới, Agribank cần phải đổi mới mô hình tổ chức, tăng cường công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ, hiện đại hoá công nghệ thông tin và đặc biệt là tăng cường phát triển thương hiệu, văn hoá doanh nghiệp để Agribank phát triển bền vững trên đường hội nhập.