4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2 Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace
Trong chăn nuôi lợn nái, nặng suất sinh sản quyết định hiệu quả kinh tế đạt cao hay thấp. Vì vậy , khả năng sinh sản của lợn nái là một chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật được các nhà nghiên cứu quan tâm. Để xác định được năng suất sinh sản của các giống lợn Landrace, chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu sinh sản theo các giống tại Xí nghiệp Giống gia súc Thuận Thành. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2.
Qua bảng 4.2 chúng tôi có nhận xét như sau:
- Tuổi phối giống lần đầu: khi lợn đã thành thục về tính, thể vóc phát triển tương đối hoàn chỉnh và đã bỏ qua 1 đến 2 lần động dục thì có thể cho phối giống. Lợn Landrace có tuổi phối giống lần đầu là 291,78 ngày. Theo Đinh Văn Chỉnh và cộng sự (2001) [10], tuổi phối giống lần đầu của lợn Landrace là 254,11 ngày còn theo Phan Xuân Hảo và cộng sự (2001) [26] thì tuổi phối giống lần đầu của lợn Landrace là 246,71 ngày. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của các tác giả Đinh Văn Chỉnh và Phan Xuân Hảo, theo chúng tôi có sự khác nhau là do đàn lợn của Xí nghiệp mới được nhập về chưa thích nghi tốt với điều kiện nuôi dưỡng, khí hậu nên phát dục chậm hơn những đàn đã được nuôi thích nghi.
Bảng 4.2 Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace
Landrace
Chỉ tiêu ĐVT
n LSM ± SE
Tuổi phối lần đầu ngày 100 291,78 ± 2,32
Tuổi đẻ lứa đầu ngày 100 405,97 ± 2,33
Khoảng cách lứa đẻ ngày 480 156,44 ± 0,30
Số con đẻ ra/ổ con 578 9,90 ± 0,10
Số con đẻ ra sống/ổ con 578 8,94 ± 0,08
Tỷ lệ sơ sinh sống/ổ % 578 92,23 ± 0,08
Số con để nuôi/ổ con 578 8,92 ± 0,08
Khối lượng sơ sinh/ổ kg 578 11,45 ± 0,11
Khối lượng sơ sinh/con kg 578 1,28 ± 0,00
Thời gian nuôi con ngày 578 21,41 ± 0,06
Số con cai sữa/ổ con 578 8,80 ± 0,07
Tỷ lệ sống đến cai sữa/ổ % 578 98,06 ± 0,24
Khối lượng cai sữa/ổ kg 578 46,50 ± 0,38
Khối lượng cai sữa/con kg 578 5,29 ± 0,01
Thời gian chờ phối ngày 478 20,90 ± 0,23
- Tuổi đẻ lứa đầu: đánh giá sự thành thục về tính duc của lợn nái và nó được quyết định bởi tuổi phối giống lần đầu và thời gian mang thai lứa đầu. Ở bảng 4.2 kết quả nghiên cứu tuổi lứa đầu của lợn Landrace là 405,97 ngày, so sánh với kết quả nghiên cứu của một số tác giả: Đặng Vũ Bình (1999) [7] cho thấy tuổi đẻ lứa đầu của lợn Landrace là 409,3 ngày. Phan Xuân Hảo và cộng sự (2001) [26] thông báo tuổi đẻ lứa đầu của lợn Landrace là 367,91 ngày, như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với thông báo của tác giả Đặng Vũ Bình và muộn hơn so với kết quả của tác giả Phan Xuân Hảo.
- Khoảng cách lứa đẻ: là số ngày tính từ ngày đẻ lứa trước đến ngày đẻ lứa tiếp theo gồm thời gian chờ động dục trở lại sau cai sữa và phối giống có chửa; thời gian chửa; thời gian nuôi con. Khoảng cách lứa đẻ của lợn Landrace qua theo dõi của chúng tôi là 156,44 ngày, thấp hơn theo công bố của Walkiewicz (2000) [92] (166,34 - 179,22 ngày). Kết quả của chúng tôi cao hơn so với thông báo của tác giả Võ Ngọc Hoài (2007) [28] cho rằng khoảng cách lứa đẻ của lợn nái Landrace là 144,01 ngày. Do thời gian chờ phối dài 20,9 ngày kéo theo khoảng cách lứa đẻ cao hơn, chăm sóc nuôi dưỡng trong thời gian nuôi con và chờ phối chưa hợp lý.
- Số con đẻ ra: kết quả theo dõi của chúng tôi cho thấy số con đẻ ra của lợn Landrace là 9,90 con. Đặng Vũ Bình (1999) [7] cho biết số con đẻ ra của lợn Landrace là 9,86 con. Theo thông báo của tác giả Đinh Văn Chỉnh (1995) [9], số con đẻ ra của lợn Landrace là 9,55 con. Như vậy kết quả của chúng tôi thu được tương đương với kết quả nghiên cứu trên.
- Số con đẻ ra sống/ổ: chỉ tiêu này cho biết khả năng đẻ nhiều hay ít con của lợn nái, mức độ đồng đều của đàn con đẻ ra thể hiện trình độ kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái chửa, chất lượng đực giống và kỹ thuật phối giống cho lợn của người chăn nuôi. Theo kết quả thu được của chúng tôi số con đẻ ra còn sống của lợn Landrace là 8,94 con. So sánh với kết quả của các nghiên cứu khác: Đặng Vũ Bình (1999) [7] cho biết lợn Landrace có số con đẻ ra sống là 9,86 con. Kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân (1998) [50] cho biết lợn Landrace có số con đẻ ra sống là 8,66 con. Phan Xuân Hảo và cộng sự (2002) [27] cho biết lợn Landrace có số con đẻ ra sống là 10,3 con. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và Phan Xuân Hảo nhưng cao hơn kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân.
- Số con để nuôi/ổ: số con để nuôi của lợn Landrace là 8,92 con, kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cao hơn với thông báo của tác giả Đặng Vũ Bình(1994) [4] cho rằng số con để nuôi của lợn Landrace là 7.95 con.
- Khối lượng sơ sinh/ổ: đây là chỉ tiêu đánh giá sức sống và khả năng nuôi dưỡng lợn nái chửa (đặc biệt trong thời gian chửa cuối). Khối lượng sơ sinh ảnh hưởng đến chất lượng của đàn con qua khối lượng cai sữa và ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Theo kết quả của chúng tôi thu được khối lượng sơ sinh/ổ là 11,45 kg. So sánh với kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cộng sự (2001) [46]: khối lượng sơ sinh/ổ là 14,52 kg. Đinh Văn Chỉnh và cs (1995) [9]: khối lượng sơ sinh/ổ là 9,12 kg. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và thấp hơn kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân về khối lượng sơ sinh/ổ.
- Khối lượng sơ sinh/con: là chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi dưỡng thai của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc, quản lý và phòng bệnh cho nái chửa. Kết quả chúng tôi thu được ở bảng 4.2 cho thấy khối lượng sơ sinh/con là 1,28kg.
- Thời gian nuôi con: 21,41 ngày phù hợp với qui trình chăn nuôi của Xí nghiệp.
- Số con cai sữa/ổ: chỉ tiêu này đánh giá sức sống của lợn con, khả năng tiết sữa và nuôi con của lợn mẹ và biện pháp chăm sóc lợn mẹ cũng như khả năng hạn chế bệnh tật cho con. Theo kết quả của chúng tôi thu được, số con cai sữa là 8,80 con. So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Khắc Tích (2002) [42]: 8,15 con; Đặng Vũ Bình (1999) [7]: 8,68 con. Như vậy kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.
nái trên cơ sở xác định số con cai sữa/nái/năm, rất có ý nghĩa trong hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn nái. Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của lợn nái Landrace đạt 98,06%, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Huang Yu Huang (1999) [66] là từ 92,32 - 98,49%, theo Võ Ngọc Hoài (2007) [ 28] tỷ lệ sống đến cai sữa của lợn nái Landrace 98,88% và cao hơn so với nghiên cứu khác, theo Phùng Thị Vân (2000) [45] tỷ lệ này là 89,88% còn Đinh Văn Chỉnh (2001) [10] thông báo tỷ lệ nuôi sống ở Landrace là 92,97%. Điều đó chứng tỏ rằng ngoài yếu tố khéo nuôi con của mẹ thì yếu tố chăm sóc của Xí nghiệp là tương đối tốt.
- Khối lượng cai sữa/ổ: chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh, thời gian nuôi con của lợn mẹ và số con cai sữa. Ở nghiên cứu này chúng tôi cai sữa cho lợn con ở 21 ngày tuổi. Kết quả của chúng tôi cho thấy khối lượng cai sữa/ổ là 46,50kg. So sánh với kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo (2002) [27]: 53,07 kg thì kết quả của chúng tôi thấp hơn.
- Khối lượng cai sữa/con: đây là chỉ tiêu quan trọng cho biết tốc độ sinh trưởng của lợn con từ lúc sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Khối lượng trung bình lúc 21 ngày tuổi phụ thuộc vào khối lượng sơ sinh, khả năng tiết sữa, chất lượng sữa lợn mẹ và thức ăn cho lợn tập ăn. Kết quả của chúng tôi cho thấy khối lượng cai sữa/con của lợn Landrace là 5,29 kg/con. So sánh với kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và cộng sự (1995) [9]: 5,22 kg/con; Phan Xuân Hảo (2002) [27]: 5,84 kg/con. Như vậy kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của Đinh Văn Chỉnh.
Nhận xét chung về năng suất sinh sản của lợn nái Landrace: khi so sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với một số tác giả trong nước đều cho kết quả tương đương. Điều đó cho thấy sự ổn định về năng suất sinh sản, sự thích nghi của giống lợn Landrace nuôi ở Xí nghiệp trong những năm gần đây.
8.94 8.80 8.80 9.9 8 8.5 9 9.5 10 10.5 1
Số con đẻ ra/ổ Số con đẻ ra sống/ổ Số con cai sữa/ổ
Biểu đồ 4.1 Số con /ổ của lợn nái Landrace
1.28 5.29 5.29 0 1 2 3 4 5 6 Landrace
Khối lượng sơ sinh/con Khối lượng cai sữa/con Biểu đồ 4.2 Khối lượng/con của lợn nái Landrace
11.45 46.5 46.5 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Landrace
Khối lượng sơ sinh/ổ Khối lượng cai sữa/ổ
Biểu đồ 4.3 Khối lượng/ổ của lợn nái Landrace 4.3 Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace qua các lứa đẻ
Các tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái Landrace được theo dõi và tính toán theo từng lứa đẻ, kết quả được trình bày ở bảng 4.3.
Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy:
Khoảng cách lứa đẻ: Nhìn chung, không có sự khác nhau về khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (P>0,05), riêng khoảng cách giữa lứa 4 và 5 (153,68 ngày) thấp hơn so với các lứa khác (P<0,05).
Số con đẻ ra: chỉ tiêu này có khuynh hướng tăng từ lứa thứ 1 đến lứa thứ 5 và giảm ở lứa thứ 6, cụ thể lứa 1 là 9,66 con lứa 2 là 9,67 con, lứa 3: 9,78 con, lứa 4, 5: 9,97, 9,74 con và lứa 6 là 9,48 con. Kết quả này phù hợp với nhận định của tác giả Phùng Thị Vân và cộng sự (2001) [46] như sau: số con/lứa tăng dần từ lứa 1 đến lứa 3, 4 sau đó giảm dần đến lứa 10. Đặng Vũ Bình (1994) [4] cũng có nhận định như trên và cho rằng nguyên nhân của sự tăng giảm đó là do trứng rụng tăng dần từ lứa 2. Theo Flower và Alhusen (1992) [60], giữa số trứng rụng và thứ tự lứa đẻ có mối quan hệ chặt chẽ dẫn đến mối quan hệ giữa tỷ lệ thụ thai và tuổi của lợn nái, lợn nái đạt sự hoàn hảo nhất về khối lượng cũng như khả năng sinh sản là từ lứa 4 đến lứa 6.
Bảng 4.3 Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace từ lứa 1 đến lứa 6
Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6
Chỉ tiêu ĐVT
n LSM ± SE n LSM ± SE n LSM ± SE n LSM ± SE n LSM ± SE n LSM ± SE Khoảng cách lứa đẻ ngày 98 158,10a ± 0,53 96 156,97a ± 0,53 93 156,58a ± 0,54 87 153,68b ± 0,56 6 157,00a ± 2,13 Khoảng cách lứa đẻ ngày 98 158,10a ± 0,53 96 156,97a ± 0,53 93 156,58a ± 0,54 87 153,68b ± 0,56 6 157,00a ± 2,13 Số con đẻ ra/ổ con 100 9,66 ± 0,19 102 9,67 ± 0,18 98 9,78 ± 0,19 97 9,97 ± 0,19 93 9,74 ± 0,19 88 9,48 ± 0,20 Số con đẻ ra sống/ổ con 100 8,96 ± 0,16 102 8,89 ± 0,16 98 8,88 ± 0,16 97 9,09 ± 0,17 93 8,84 ± 0,17 88 8,66 ± 0,17 Tỷ lệ sơ sinh sống/ổ % 100 93,16 ± 0,92 102 92,62 ± 0,96 98 91,77 ± 1,05 97 91,98 ± 1,04 93 91,53 ± 1,12 88 92,29 ± 1,10 Số con để nuôi/ổ con 100 8,94 ± 0,16 102 8,87 ± 0,16 98 8,86 ± 0,16 97 9,08 ± 0,16 93 8,82 ± 0,17 88 8,64 ± 0,17 Khối lượng sơ sinh/ổ kg 100 11,51 ± 0,21 102 11,35 ± 0,21 98 11,35 ± 0,21 97 11,66 ± 0,21 93 11,29 ± 0,22 88 11,19 ± 0,23 Khối lượng sơ sinh/con kg 100 1,29a ± 0,005 102 1,28b ± 0,005 98 1,28b ± 0,005 97 1,28b ± 0,005 93 1,28b ± 0,01 88 1,30a ± 0,01 Thời gian nuôi con ngày 100 21,52 ± 0,05 102 21,48 ± 0,05 98 21,54 ± 0,05 97 21,54 ± 0,05 93 21,52 ± 0,05 88 21,55 ± 0,05 Số con cai sữa/ổ con 100 8,63 ± 0,15 102 8,75 ± 0,15 98 8,57 ± 0,15 97 8,80 ± 0,15 93 8,74 ± 0,16 88 8,51 ± 0,16 Tỷ lệ sống đến cai sữa/ổ % 100 96,93c ± 0,72 102 98,80ab ± 0,39 98 97,31bc ± 0,70 97 97,42bc ± 0,66 93 99,25a ± 0,37 88 98,75ab ± 0,49 Khối lượng cai sữa/ổ kg 100 45,87 ± 0,78 102 46,34 ± 0,78 98 45,17 ± 0,79 97 46,78 ± 0,80 93 45,90 ± 0,81 88 45,89 ± 0,84 Khối lượng cai sữa/con kg 100 5,32a ± 0,02 102 5,31b ± 0,02 98 5,29a ± 0,02 97 5,32a ± 0,02 93 5,26a ± 0,02 88 5,39b ± 0,02 Thời gian chờ phối ngày 100 22,81a ± 0,38 97 22,18a ± 0,39 96 21,57a ± 0,39 92 20,68b ± 0,40 87 18,48b ± 0,41 6 21,00a ± 1,55
Số con đẻ ra còn sống/ổ: tương ứng từ lứa 1 đến lứ 6 là 8,96; 8,89; 8,88; 9,09; 8,84 và 8,66 cao nhất ở lứa 4 (9,09 con) và thấp nhất ở lứa thứ 6 (8,66 con), khác biệt trên không ý nghĩa thống kê (P>0,05) .
Tỷ lệ sơ sinh sống/ổ: từ lứa 1 đến lứa thứ 6 lần lượt là: 93,16; 92,62; 91,77; 91,98; 91,53; 92,29%. Không có sự khác biệt về tỷ lệ sơ sinh sống/ổ (P>0,05)
Số con để nuôi: qua 6 lứa tương ứng là 8,94; 8,87; 8,86; 9,08; 8,82 và 8,64 con cao nhất ở lứa 4 (9,08 con), thấp nhất ở lứa 6 (8,64 con) tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)
Khối lượng sơ sinh/ổ: ở lứa 1 là 11,51 kg, lứa 2: 11,35 kg, lứa 3: 11,35 kg, lứa 4: 11,66 kg, lứa 5: 11,21 kg, lứa 6 là 11,19 kg, sự khác biệt này không rõ rệt (P>0,05)
Khối lượng sơ sinh/con: đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc chọn lọc và đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn về sau này. Kết quả theo dõi khối lượng sơ sinh ở lợn Landrace thấy rất đồng đều từ lứa 1 đến lứa 6 (ở mức 1,28-1,30 kg/con). Kết quả này tương ứng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Dung (1998) [18] khi theo dõi trên giống lợn Landrace thuần có khối lượng sơ sinh/con ở mức 1,29 và 1,30 kg/con (P<0,05).
Thời gian nuôi con: kết quả theo dõi thời gian nuôi con của lợn Landrace rất ổn định từ 21,48-21,55 ngày (P>0,05).
Số con cai sữa: ở lứa đầu đạt 8,63 con, lứa 2; 3; 4; 5 và 6 tương ứng là 8,75; 8,57; 8,80; 8,74 và 8,51 con. Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Dung (1998) [18] và Tạ Thị Bích Duyên (2003) [19] khi theo dõi trên giống lợn Landrace thuần đạt 7,79-8,0 con/ổ.
Tỷ lệ sống đến cai sữa: qua 6 lứa tương ứng 96,93; 98,80; 97,31; 97,42; 99,25 và 98,75%. Cao nhất là lứa 5 (99,25%) thấp nhất là lứa 1 (96,93%), sai khác có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ sống đến cai sữa (P<0,05).
Khối lượng cai sữa/ổ: ở lứa 1 là 45,87kg, lứa 2 đến lứa 6 tương ứng là 46,34; 45,17; 46,78; 45,90 và 45,89 kg. Có thể nói năng suất sinh sản của lợn Landrace qua các lứa rất ổn định(P>0,05).
Khối lượng cai sữa/con: ở lứa 1 là 5,32 kg, lứa 2 đến lứa 6 tương ứng là 5,31; 5,29; 5,32; 5,26 và 5,39kg/con (P<0,05). Kết quả của chúng tôi cao hơn so với kết quả của Nguyễn Thị Xuân Dung (1998) [18] khi nghiên cứu trên giống Landrace thuần có khối lượng cai sữa ở mức 5,1 kg/con.
Thời gian chờ phối: cao nhất ở lứa 1(22,81 ngày) sau đó giảm thấp nhất ở lứa thứ 5 (18,48 ngày) (P<0,05).
Nhìn chung các tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái Landrace nuôi